BÀI HÁT MÙA CHIM ÉN BAY

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội

Bạn đang xem: Bài hát mùa chim én bay

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội

Xem thêm: Rau Mầm Tiếng Anh Là Gì - Tên Các Loại Rau Trong Tiếng Anh

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội
Khi gió đồng thơm ngát Hương lúa chín ngọt ngào Rợp trời chim én liệng Cho lòng anh nôn nao Tiếng chim vườn xôn xao Sắc hoa vàng ngây ngất Nắng trời đường tươm mật Nên bỗng vàng long lanh Cây nẩy đầy chồi xanh Nhiều như niềm khát vọng Mây trắng bay yên lành Đẹp như điều mơ mộng Em chợt đến bên anh Dịu dàng như cơn gió Và lòng anh để ngỏ Cho tình em mơn man Em là cánh én mỏng Chao xuống giữa đời anh Cho lòng anh xao động Thành mùa xuân ngọt ngào Én về én lại xa Mùa xuân không ở lại Bên anh em gần mãi Nên đời vẫn xuân trào
Tuổi trẻ, mùa xuân và tình yêu vốn là đề tài bất tận cho thi ca nhạc họa, khi con người ta còn khát vọng, còn ước mong tình yêu, hạnh phúc thì những vần thơ còn vút lên để ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu, tuổi trẻ và mùa xuân. Đã có những thi phẩm viết về đề tài này và đi vào lòng người đọc như một mạch nước ngầm ngọt ngào và tươi mát dạt dào chảy mãi, như: Một chút thơ tình của người lính biển (thơ Trần Đăng Khoa), Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Thuyền và Biển (thơ Xuân Quỳnh)... Mỗi độ xuân về người ta không khỏi xao xuyến bồi hồi khi nhớ tới những câu thơ “Khi gió đồng thơm mát/ Hương lúa chín ngọt ngào/ Rợp trời chim én liệng/ Cho lòng anh nôn nao”. Đó là những câu thơ mở đầu của bài thơ Mùa chim én bay của thi sĩ - nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Điều thú vị là bản thân tác giả là một nhạc sĩ nhưng người phổ nhạc cho bài thơ này thăng hoa lại là nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp.Diệp Minh Tuyền (1941-1997) quê gốc ở Mỹ Tho, từng tốt nghiệp đại học Tổng hợp Văn năm 1965. Ông làm thơ và sáng tác nhạc, có nhiều bài thơ được phổ nhạc như Tình Bác sáng đời ta (Lưu Hữu Phước phổ nhạc), Màu cờ tôi yêu (Phạm Tuyên phổ nhạc), Con đường có lá me bay (Hoàng Hiệp phổ nhạc)...Ông cũng có những ca khúc nổi tiếng như: Hát mãi khúc quân hành, Cánh hoa lưu ly...Có thể nói Phạm Minh Tuyền là một nghệ sĩ toàn tài cả thơ và nhạc. Bài thơ Mùa chim én bay được ông sáng tác năm 1979, đến năm 1980 nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ nhạc bài thơ này trên phố biển Nha Trang. Bài thơ mở ra cả một khung trời mùa xuân thật bình dị, thanh bình với hình ảnh cánh đồng lúa thơm ngát hương và cánh én nhỏ báo hiệu mùa xuân.Như một điều tất yếu của tự nhiên, loài chim én nhỏ trở thành sứ giả của mùa xuân. Cánh chim én chao nghiêng mang theo cả mùa xuân quyến rũ, báo hiệu một mùa sinh sôi nảy nở. Mùa của những cánh mạ non, của “Sắc hoa vàng ngây ngất/ Nắng trời đường thơm mật”, mùa “Cây nảy đầy chồi xanh.../Mây trắng bay yên lành”...Một bức tranh mùa xuân tràn đầy xuân sắc, xuân tình đắm say lòng người, dạt dào và da diết, lãng mạn đưa tâm hồn người bay bổng với đất trời thiên nhiên. Và tình yêu cũng chợt đến nhẹ nhàng và thanh thoát như cơn gió của mùa xuân: “Em chợt đến bên anh/ Dịu dàng như cơn gió/ Và lòng anh để ngỏ/ Cho tình em mơn man/ Em là cánh én mỏng/ Chao xuống giữa đời anh/ Cho lòng anh xao động/ Thành mùa xuân ngọt ngào”. Trong khung cảnh nên thơ của mùa xuân, những trái tim cũng như rộng mở để đón yêu thương ngọt ngào. Nếu như cánh én kia là mùa xuân của đất trời thì em là mùa xuân của lòng anh. Lời thơ giản dị nhưng lại khiến người đọc rung cảm sâu xa bởi hình thơ đẹp đến bất ngờ “cơn gió nhẹ”, “cánh én mỏng”. Khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc, những câu thơ của Diệp Minh Tuyền mang đẫm âm hưởng dân ca càng đi sâu vào lòng người, chạm đến những sợi tơ tình mong manh nhất trong những trái tim đa cảm. Tình yêu đôi lứa trong Mùa chim én bay không mãnh liệt, cuộn trào mà đằm thắm, bay bổng và thanh thoát như ngọn gió xuân, ve vuốt dịu dàng những mái tóc và cả những trái tim thổn thức yêu thương. Trong sự giao hòa của đất trời vạn vật khi “mùa chim én bay” là sự hòa điệu giữa hai tâm hồn và hai trái tim.Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ hàm chứa ý nghĩa triết lí: “Én về én lại xa/ Mùa xuân không ở lại/ Bên anh em gần mãi/ Nên đời vẫn xuân trào”. Quy luật của đất trời đắp đổi bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Cánh én nhỏ rồi cũng sẽ bay về phương nam tránh rét và hẹn mùa sau, mùa xuân rồi cũng trôi đi, nhưng có một điều không thay đổi đó là tình yêu của em và anh, có em bên anh thì cuộc đời mãi mãi mùa xuân. Lẽ nào chúng ta không yêu những vần thơ như thế, những vần thơ “thanh lọc” tâm hồn con người, khiến chúng ta thêm yêu, thêm trân quí cuộc sống nhiều hơn.