BÉ RA MỒ HÔI KHI NGỦ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là một tình trạng thường gặp và khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy đó đơn thuần là do bé bị nóng hay chính là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và cách chữa trị như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bé ra mồ hôi khi ngủ

1. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Trước hết, bạn có thể hiểu, mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bị ra mồ hôi không liên quan đến các yếu tố thời tiết bên ngoài, dù trời nóng hay lạnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi trẻ ngủ, thường xuất hiện vào ban đêm. Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải nhưng tỉ lệ trẻ em bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn.

*

Hiện tượng Mồ hôi trộm ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Mồ hôi trộm bao gồm các thành phần như nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm đến hơn 90%. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, cơ thể của trẻ sẽ bị mất đi một lượng nước và muối rất lớn, dẫn tới mệt mỏi, và dần dần là suy kiệt.

Có 2 loại mồ hôi trộm là Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý.

- Mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

- Mồ hôi trộm bệnh lý

Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương,.... Dấu hiệu nhận biết là trẻ đổ mồ hôi rất nhiều nhưng không phải do yếu tố thời tiết, môi trường, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, bé đổ mồ hôi rất nhiều.

Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô,… Những nơi thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhiều nhất là vùng lưng, trán, nách, hay bàn tay, bàn chân,…

2. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Nếu trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

*

Trẻ thường bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm.

- Thiếu vitamin D

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương của trẻ đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm. Biểu hiện của trẻ là đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, ngay cả khi thời tiết lạnh

- Chứng tăng tiết mồ hôi

Bạn có thể đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn với biểu hiện là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nghĩa là khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi.

- Mắc bệnh tim bẩm sinh

Các bậc phụ huynh lưu ý, nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn diễn ra trong các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch.

Xem thêm: ​Hiể U Ác Tính Mũi Xoang - Những Kiến Thức Cơ Bản Về Ung Thư Mũi

- Chứng ngưng thở khi ngủ

Những trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây, khi đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi.

- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Trường hợp bé ngủ trong phòng quá nóng bức, không khí ngột ngạt sẽ có thể dẫn tới hội chứng đột tử SIDS. Phòng ngủ quá bí, khiến bé ngủ li bì, ra mồ hôi trộm nhiều và có thể ngừng thở.

3. Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm cho bé, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

*

Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều loại rau củ quả có tính mát.

Bổ sung vitamin D: Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Lưu ý, chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái: Tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,… Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ ngứa và nổi mụn.

Nên đưa trẻ đi khám nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài kèm theo một số những biểu hiện nghiêm trọng như sốt, chậm mọc răng, chậm đi, thóp đầu chậm liền,… để được các bác sĩ điều trị kịp thời

Với những thông tin trên đây, hi vọng các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm, từ đó có cách khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới số đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa dvdtuhoc.com để được giải đáp chi tiết hơn.

*

Cần phải đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh biến chứng.

Bệnh viện Đa khoa dvdtuhoc.com với 24 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh đã trở thành địa chỉ y tế đáng tin cậy cho người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận. Ưu điểm của dvdtuhoc.com là được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn có nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nổi bật với gói dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Bạn không phải chờ đợi, mất thời gian nhưng vẫn nhận được kết quả xét nghiệm chính xác và đồng thời được các chuyên gia hàng đầu tư vấn về sức khỏe.