Bị chó cắn chảy máu: cách xử lý an toàn phòng bệnh dại

Bị chó cắn là tai nạn vô cùng quen thuộc và phổ biến hiện nay, có thể do thú cưng của bạn hoặc không. Nếu không xử lý vết thương đúng cách và kịp thời, bạn sẽ có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn

Chó cắn là tình trạng xảy ra khi bạn bị một chú chó, có thể là thú cưng của bạn hoặc loài vật ở nơi khác cắn phải do bạn trêu đùa hoặc vô cớ bị chúng tấn công. Khi bị chó cắn, nếu như không được sơ cứu đúng cách và kịp thời, bạn rất dễ bị nhiễm trùng vết thương và mắc phải các biến chứng nguy hiểm hơn, đặc biệt là bệnh dại. Để có thể xử lý vết thương sau khi bị chó cắn đúng cách, bạn thực hiện theo từng bước sau đây:

- Bước 1: Rửa ngay vết thương chó cắn bằng xà phòng và nước ấm. Rửa thật nhẹ nhàng vết thương liên tục trong vòng từ 10 đến 15 phút để ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể.

Bạn đang xem: Bị chó cắn chảy máu: cách xử lý an toàn phòng bệnh dại

- Bước 2: Sau khi đã rửa xong vết thương, hãy lấy một chiếc khăn sạch để lau khô vết thương và ngăn máu chảy ra để tránh nhiễm trùng.

- Bước 3: Sử dụng các loại thuốc mỡ, thuốc có khả năng sát khuẩn vết thương để bôi vào vết bị chó cắn nhằm diệt khuẩn tối đa.

- Bước 4: Nếu vết thương lớn miệng và tiếp tục chảy máu, hãy băng lại để tránh máu chảy quá nhiều và lập tức đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.



*


Nếu thú cưng của bạn có biểu hiện bất thường, hãy đưa chúng đi khám ngay

Trong một số trường hợp khác sau đây, bạn sẽ chưa cần thiết phải tiêm phòng nhưng sẽ phải theo dõi thêm 2 tuần để có thể phòng ngừa biến chứng:

- Vết cắn nhẹ, chỉ gây xước da chứ không bị chảy máu.

- Chú chó cắn bạn không hề có biểu hiện bị bệnh dại hoặc có biểu hiện nào đó bất bình thường.

- Trong khoảng 2 tuần kể từ khi bạn bị cắn, nếu chú chó đó lăn ra chết, khi này bạn mới cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ. Còn nếu nó vẫn khỏe mạnh thì không cần thiết phải đi khám.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị chó cắn

1. Nhiễm trùng vết thương

Sau khi bị chó cắn, vết thương của bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu như không được sát khuẩn và điều trị kịp thời. Một số vi khuẩn có thể sống trong miệng của bất kỳ con chó nào, gồm có như sau:

- Khuẩn tụ cầu

- Vi khuẩn Pasteurella

- Vi khuẩn Capnocytophaga

2. Tổn thương các dây thần kinh và cơ bắp

Nếu bạn bị vết cắn sâu, nó có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh, cơ và mạch máu dưới da. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi vết thương trông có vẻ nhỏ, chẳng hạn như là vết xước ngoài da. Do đó mà bạn không nên chủ quan mà cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

Xem thêm: Tải Về Miễn Phí 7554 Đang Cho Tải Miễn Phí 100%, Nhận Game Vĩnh Viễn

3. Gãy xương

Nếu bạn bị chó cắn khá đau, khiến bạn không thể cử động được, rất có thể bạn đã bị chúng cắn đến rạn, thậm chí là gãy xương, nhất là vùng chân, cánh tay hoặc bàn tay. Do đó mà bạn cần được cấp cứu kịp thời để tránh vết thương bị hoại tử.

4. Bệnh dại

Bệnh dại là một tình trạng virus nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày kể từ khi bị nhiễm trùng. Vậy nên biện pháp tốt nhất đó là nhờ đến sự can thiệp kịp thời của bác sĩ để có thể tiêm phòng vaccine ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Nếu chú chó của bạn bị dại, nó sẽ gây ra bệnh dại cho bạn khi cắn phải

Cách ngăn ngừa nguy cơ bị chó cắn

Để có thể ngăn ngừa nguy cơ bị chó cắn phải, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đề phòng như sau:

- Khi bạn chọn một con chó làm vật nuôi trong gia đình, hãy chọn lấy giống chó nào có tính khí ôn hòa, gần gũi con người.

- Tuyệt đối không chọn để nuôi và tránh xa bất kỳ con chó nào mà bạn không biết giống loài của chúng là gì, nguồn gốc ra sao.

- Tuyệt đối không bao giờ để trẻ nhỏ một mình với một con chó, đặc biệt là chó của nhà hàng xóm, chó không rõ nguồn gốc.

- Bạn đừng nên cố chơi đùa với bất kỳ con chó nào đang ăn hoặc chúng đang cho con bú. Nếu không nguy cơ bạn bị cắn là rất cao.

- Bất cứ khi nào bạn đến gần một chú chó, hãy làm động tác thật chậm rãi để chúng biết rằng bạn không có ý đồ xấu, từ đó chúng sẽ gần gũi lấy bạn hơn.

- Nếu một con chó trở nên hung dữ, đừng bỏ chạy hoặc la hét. Bạn hãy giữ bình tĩnh, di chuyển thật chậm rãi và không được nhìn thẳng vào mắt chúng.


*
*
*