Mỹ Thuật


Cá cờ, Cá cờ biển, Cá cờ đỏ, Cá cờ nước mặn

Cá cờ kiếm Cá Kiếm (cá Mũi Kiếm ), một số nơi còn gọi là cá Đao là loài cá ăn thịt to lớn, có mỏ dài và nhọn như mũi kiếm.

Bạn đang xem: Mỹ thuật

Thịt cá Kiếm béo, ngọt, có nhiều chất dinh dưỡng và ăn sống với món sashimi sẽ rất ngon. dvdtuhoc.com chuyên cung cấp các loại hải sản tươi sống chất lượng, Quy cách : Cá cờ biển – cá cờ kiếm cắt lát cấp đông và tươi nguyên con

Câu cá Kiếm cũng được xem là một môn thể thao của các nước Châu Âu. Cá Kiếm có kích thước rất lớn, có con đặt tới chiều dài hơn 4m và nặng đến hơn 500kg.

*
ca-co-gon-danh-bat-bang-luoi-keo

Cá Kiếm sống tại những vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

Chiếc mũi nhọn của cá Kiếm dùng để săn mồi và cũng là vũ khí tự vệ trước những kẻ thù tự nhiên. Trong tự nhiên có rất ít loài cá có thể theo kịp tốc độ bơi của cá Kiếm.

Cá cờ biển giá bao nhiêu? Cá cờ kiếm giá sỉ

 Cá kiếm cắt lát : 200.000 đ/kg

 Mua trên 20kg : Giá từ 140.000đ/kg.

Với cơ thể tròn và thuôn dần về phía sau, trên lưng có vây nhô cao như lá cờ, với thiết kế cơ thể như vậy giúp tăng tốc độ bơi của cá Kiếm.

Thức ăn chủ yếu của cá Kiếm là các loại cá nhỏ hơn, cá ngừ, cá nục heo, cá thu, cá chuồn, ngoài ra cá Kiếm còn ăn mực và những sinh vật dưới đáy biển.

Khi trưởng thành cá Kiếm mất hết răng và vảy. cá cờ biển trưởng thành có rất ít kẻ thù nhưng khi còn nhỏ rất dễ bị săn đuổi bởi những loài khác.

*
cá cờ biển cắt lát không xương đông lạnh

Mua cá cờ kiếm ( Ca kiem) – cá xí cờ – cá cờ phi lê ở đâu?

dvdtuhoc.com chuyên cung cấp các loại hải sản tươi sống chất lượng, trong đó có cá Kiếm.

Quy cách : cá Kiếm tươi nguyên con được giữ ở nhiệt độ âm 18 độ C để thịt luôn ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

Cá kiếm cắt lát : 

 Mua lẻ Giá : 200.000đ/kg.

Mua sỉ: Giá a lô – Mua càng nhiều giá càng rẻ

Cá cờ đỏ, Cá cờ phi lê, Thịt cá kiếm – Thịt lườn cá cờ biển cắt lát

Cũng như những các loại hải sản cao cấp khác, cá Kiếm được ưa chuộng để chế biến các món sashimi hay món nướng.

Thịt cá Kiếm được phi lê từ lườn của nó là ngon nhất. Tại TPHCM có khá nhiều nhà hàng Nhật chuyên phục vụ sashimi cá Kiếm.

Món này cũng khá đơn giản, bạn cũng có thể chế biến tại nhà.

*
ca-co- kiếm-cat-lat

Cá cờ kiếm nấu món gì ngon? 

Thịt cá cờ biển khi nướng phải khéo léo, nướng lửa nhỏ và đảo liên tục để thịt cá vừa chín tới.

Nếu nướng quá lửa, thịt cá Kiếm sẽ khô, bị rời ra và ăn mất ngon.

Cá cờ kiếm nướng

Cá Kiếm nướng vỉ là món khá thông dụng, ngoài ra còn có thể cắt nhỏ ra để xiên que nướng chung với rau củ quả các loại.

Bạn nhìn trên Tivi thấy những con cá Kiếm to lớn và muốn thưởng thức thử hương vị của nó, rất dễ chỉ cần gọi điện cho công ty chúng tôi để đặt mua.

Với giá cả hợp lý và chất lượng được đảm bảo uy tín thì quý khách sẽ hài lòng.

Với dịch vụ giao hàng tận nơi tiện lợi cho những người bận rộn với công việc vẫn có thể mua được hải sản tươi.

Các món ăn dưới đây sẽ có trong các bài viết sau:

Canh chua cá cờ, Gỏi cá cờ kiếm

Xem sp khác :

ca-bon-han-quoc-ban-o-dau

Cá mặt quỷ tươi ; nhìn phát sợ mà ăn phát thèm! Bạn thử chưa?

Cá dìa bông ; cá thuốc bắc ; vừa ngon vừa bổ như tên gọi!

Mua cá kiếm ở đâu chất lượng? Cá cờ kiếm cá cờ nước mặn bán ở TP HCM

Cá cờ biển bán ở đâu ? Sống ngoài biển khơi, cá Kiếm là loài cá có tốc độ rất nhanh vì thế nên rất khó bắt.

Xem thêm:

Bạn đang xem bài viết Giá bán cá Kiếm bao nhiêu 1 kg tại chuyên mục Cá.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ

Ngoài ra Chi Hải Sản còn cung cấp các mặt hàng : Tôm, mực-bạch tuộc , cua-ghẹ, ốc-sò và các loại hải sản cao cấp khác, hàng sống còn bơi còn chạy…

TỔNG QUAN VỀ cá cờ biển (Nguồn Wikipedia)

Cá cờ biển, cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao (danh pháp khoa học: Xiphias gladius). Là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng. Ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài cá maclin.

Nó là một loại cá thể thao phổ biến, cho dù hơi khó bắt. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy.

Kích thước tối đa là 4,3 m (14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Đây là kỷ lục câu cá bằng mọi dụng cụ của Hiệp hội câu cá quốc tế (IGFA) . Đối với con cá kiếm bắt được ngoài khơi Chile năm 1953.

Cá cờ kiếm- đặc điểm sinh trưởng

Cá kiếm là loài duy nhất còn tồn tại của chi Xiphias cũng như của họ Xiphiidae. Họ Xiphiidae theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược (Perciformes). Nhưng gần đây được cho là xếp trong bộ Cá cờ (Istiophoriformes) của nhóm Carangimorphariae

Chi đã tuyệt chủng là Protosphyraena, sinh sống ở thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng.

Tên gọi khoa học của cá kiếm (gladius– nghĩa là đấu sĩ) là do nó có mỏ nhọn. Trông tựa như một thanh kiếm mà nó sử dụng như một loại vũ khí để xiên con mồi. Cũng như để bảo vệ nó khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên.

Cá mập mako vây ngắn là một trong số rất ít các sinh vật của đại dương là đủ to lớn và nhanh nhẹn để có thể săn đuổi và giết chết cá kiếm trưởng thành.

Đặc điểm sinh học cá cờ kiếm – cá cờ biển

Trong khi cá kiếm là động vật máu lạnh. Chúng lại có các cơ quan đặc biệt bên cạnh mắt của chúng để làm ấm mắt và não.

Người ta đã đo được các nhiệt độ cao hơn khoảng 10-15 C° so với nhiệt độ của nước bao quanh.

Việc sưởi ấm mắt làm tăng đáng kể thị lực. Như thế làm tăng khả năng bắt mồi của chúng.

Trong tổng số khoảng trên 29.000 loài cá xương. Chỉ có khoảng 22 loài có khả năng làm ấm các bộ phận có chọn lọc của cơ thể như vậy.

Chúng bao gồm cá kiếm, cá maclin, cá ngừ v.v cùng một vài loài cá mập.

Thức ăn cho cá kiếm trưởng thành bao gồm các loại cá sống ngoài biển khơi. Như các loại cá ngừ, cá nục heo, cá nhồng, cá chuồn, cá thu. Cũng như các loài sinh vật sống ở đáy như cá meluc và cá quân.

Mực cũng là thức ăn quan trọng khi có thể. Cá kiếm có lẽ có rất ít kẻ thù tự nhiên khi trưởng thành nhưng cá kiếm non lại dễ thương tổn do bị các loài cá sống ngoài biển khơi khác săn bắt.

*
ca-co-gon-nguyen-con

Phân bố của cá cờ biển

Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới. Trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, giữa các vĩ độ khoảng 45° vĩ bắc và 45° vĩ nam.

Chúng có xu hướng tập trung tại các khu vực mà các dòng hải lưu chính gặp nhau. Dọc theo các frông nhiệt độ.

Chúng sinh sống trong các vùng nước bề mặt hỗn hợp với nhiệt độ trên 15 °C.Nhưng cũng có thể di chuyển và săn mồi tại các vùng nước lạnh tới 5 °C trong một khoảng thời gian ngắn,

với sự trợ giúp của các cơ quan trao đổi nhiệt thích nghi đặc biệt. Có khả năng làm tăng nhiệt độ của não và mắt của chúng lên tới hơn 10–15 °C.

Khu vực phân bố chủ yếu cá cờ biển

Các khu vực với sự đông đúc lớn là phía bắc Hawaii, dọc theo khu vực chuyển tiếp ở bắc Thái Bình Dương. Dọc theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ và México cũng như ở miền tây Thái Bình Dương, phía đông Nhật Bản.

Các kiểu di cư vẫn chưa được mô tả rõ mặc dù các dữ liệu thu được từ các cá thể có gắn thẻ. Chỉ ra rằng có chuyển động về phía đông từ khu vực trung tâm Thái Bình Dương và phía bắc Hawaii về phía bờ biển phía tây Hoa Kỳ.

Các theo dõi dấu vết bằng âm thanh chỉ ra một số chuyển động ở các độ sâu lớn. Trong thời gian ban ngày và chuyển động ở các lớp nước hỗn hợp bề mặt vào thời gian ban đêm.

Dường như trong các thời gian này chúng đi theo các lớp phân tán sâu hay các con mồi nhỏ. Do đó chúng thực hiện các chuyển động theo chiều dọc này.