CÁCH LÀM KHUÔN ĐÚC CHẬU CẢNH

Chào các bác.Nói đến bonsai cây cảnh thì một phần song hành với những đứa con tinh thần của chúng ta đó là chậu.Chậu kiểng góp phần rất quan trọng để tô thêm vẻ đẹp và giá trị cho bonsai cũng như cây cảnh.Trong diễn đàn có 1 bài viết chỉ cách quay chậu tròn rồi,còn chậu hình lục gác hình vuông và các hình thù khác thì chúng ta nghĩ ngay đến khuôn chậu.thông thường khuôn các loại chậu được làm từ một loại nhựa có tên là Composite là một loại nhựa thường dùng để đúc ca nô, thuyền và những con vịt để đạp dưới nước.giá của các loại khuôn đó không phải là rẻ,và nhất là ko phải tự tay mình làm ra nữa.sau đây tôi xin phổ biến cách làm các loại khuôn đúc bằng si măng để các bác có thể tự mình làm trong những lúc rảnh rỗi,và thủa sức sáng tạo các loại chậu mà mình thích. 1. Nguyên tắc làm Tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất. Muốn có chậu hình dạng, chi tiết như thế nào thì làm phôi mẫu như vậy. Từ phôi này sẽ tạo ra khuôn chậu. Từ khuôn tạo ra chậu có hình dạng giống như phôi mẫu. Lưu ý một chút là đất phải là loại dẻo, mịn, không lẫn tạp. Kiếm được đất sét thì tốt. 2. Các dụng cụ Đất, tôn (dùng loại tôn lợp mái nhà là phù hợp và dễ tìm nhất, ra hàng phế liệu nhặt về là OK), kéo (cùn thôi, dùng để cắt tôn), thước, giũa, dao, giấy, bút, một bề mặt phẳng và ***** rộng … 3. Các bước tiến hành B1: Phác thảo hình dạng

Bạn đang xem: Cách làm khuôn đúc chậu cảnh



Có thể search trên Google với từ khóa “tokoname” sẽ tìm được các trang web về chậu của Nhật. Ở đây có ***** các thông tin về hình dạng, kích thước, tha hồ lựa chọn. Chọn lấy một mẫu ưng ý. Vẽ phác ra giấy, có thể chỉnh sửa theo ý mình (để cho dễ làm hơn chẳng hạn). Dùng thước đo, vẽ hình dạng cho tấm nạo, cắt tỉa đường rìa của tấm nạo bằng giấy. B2: Tạo tấm nạo bằng tôn
*

Copy đường rìa từ giấy vào tấm tôn. Dùng kéo cắt theo đường rìa này. Lấy giũa chỉnh sửa cho đẹp. Nên cắt chính xác để ít phải dùng giũa chỉnh sửa nhất.Tấm nạo sẽ có 2 mặt nạo. Mặt 1 có hình dạng như mặt ngoài của chậu, được dùng khi làm phôi chậu. Mặt 2 có hình dạng như mặt trong của chậu, được dùng khi làm chậu. B3: Vẽ kích thước bao ngoài của mẫu chậu lên một bề mặt phẳng
*

Xem thêm: (6) Món Sữa Chua Và Mật Ong Giúp Trắng Da Trị Mụn An Toàn Tại Nhà

Nên vẽ bằng loại bút dạ dùng để ghi lên kính, kim loại, đĩa CD… Loại này mực bám rất tốt, không bị mất nét vẽ khi ta tiến hành nạo phôi chậu. B4: Đắp phôi đất Nhào đất với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên mặt bàn theo như hình bao đã vẽ. Khi đắp dùng tấm nạo để căn kích thước mô đất. Sau đó dùng nạo để cạo bề mặt của mô đất tạo ra các đường nét cho phôi mẫu. Cứ cầm nạo mà nạo thôi, nạo đều tay là được. Lấy vết vẽ trên mặt bàn làm chuẩn, nạo đến khi lộ nét vẽ ra là OK. Kinh nghiệm của em khi nạo là dùng bình phun nước, vừa nạo vừa phun khi thấy khô, khó nạo. Như vậy sẽ nạo rất nhanh, vết nạo mịn.
*

Dùng nạo chỉ có thể tạo ra các đường nét theo một đường trượt thẳng khi ta kéo, miết tấm nạo. Sau khi nạo xong có thể dùng dao nhỏ (dao nhọn là tốt nhất) trạm khắc các hình dạng theo ý mình (các vùng lõm, hoa văn …). Cần chú ý các hoa văn phải đảm bảo dễ dàng tháo khuôn khi làm chậu. Nên tiến hành bôi lớp chống dính và làm khuôn ngay khi phôi còn mềm. Ngay khi làm phôi xong có thể làm ngay được. Như thế phôi sẽ không bị méo, nứt do đất co ngót không đều. Đặc biệt khi cắt mảnh khuôn cũng dễ dàng hơn, vết cắt mịn, không có bavia. B5: Bôi lớp chống dính Tạo xong phôi mẫu rồi. Bây giờ chỉ còn tạo khuôn nữa thôi. Để khuôn không bị dính trực tiếp vào phôi đất cần bôi một lớp mỡ chống dính. Có dùng loại mỡ cơ khí mà ta vẫn hay dùng cho ổ bi xe đạp ngày xưa đó.
B6: Tạo khuôn Để bề mặt khuôn mịn đẹp thì cần phải đắp một lớp xi măng nguyên chất (không trộn cát) bên ngoài. Nhào vữa xi măng rồi dùng tay đắp xi lên phôi mẫu. Nên đeo găng tay cao su (tốt nhất là loại găng tay dùng trong ngành Y), không thì xi măng ăn trắng tay
Xong rồi thì trộn vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn Trộn tỷ lệ 1 xi – 2 cát cho khỏe. Để khuôn có độ dày đồng đều thì nên dùng bút vẽ một đường bao ngoài đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, rồi làm tương tự như bước làm phôi mẫu, dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là OK.
Tùy vào hình dạng chậu và các chi tiết hoa văn của chậu mà quyết định cắt khuôn thành mấy mảnh. Càng ít mảnh càng tốt, khi ghép khuôn đổ chậu sẽ nhanh và chậu làm ra ít bị méo. Như hình minh họa thì cắt khuôn thành 3 mảnh, chậu hình elip, hình vuông có góc bo tròn có thể cắt thành 2 mảnh. Dùng dao nhọn, sắc siết một đường ngọt để cắt khuôn. Khi phôi mềm thì cứ thoải mái cắt sâu cả vào phôi cũng được. Như thế vết cắt càng ngọt. Cắt xong ghi chú đánh dấu thứ tự mảnh khuôn nhé, kẻo sau này không biết mảnh nào ghép liền mảnh nào thì nguy to. Đợi xi khô tháo khuôn ra. Sau khoảng 2 ngày là tốt nhất. Khi đó xi chưa phát triển hết cường độ, còn mềm, dễ dàng gọt tỉa bavia. Vậy là xong việc tạo khuôn. Để làm chậu chỉ việc quét dầu nhờn (dầu thải động cơ xe máy), ghép khuôn, làm chậu. Có thể làm n chậu, đến khi phát chán thì thôi.