CÁCH TRỒNG XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

Xương rồng tai thỏ là một trong những loại xương rồng được các bạn trẻ rất yêu thích. Loài thực vật này có khả năng thích nghi cao với môi trường xung quanh, ít cần chăm dưỡng và phát triển nhanh chóng, ổn định. Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang phát hiện cách trồng và chăm sóc xương rồng tai thỏ “siêu đáng yêu” qua bài viết sau nhé!

Mục lục

2/ Cách trồng xương rồng tai thỏ3/ Cách nhân giống cây4/ Cách chăm sóc xương rồng hình tai thỏ
Đặc điểm của loài này là có các nhánh cây mọc thẳng lên và dạng phiến hình ovan trông như tai thỏ.Thân có màu xanh mượt, sinh trưởng từ một thân chính, mọc ra 2 nhánh giống đôi tai thỏ, có nhiều trường hợp hiếm hoi mọc nhiều hơn 2 nhánh.

Bạn đang xem: Cách trồng xương rồng tai thỏ

Trên bề mặt cây là nhiều chùm gai nhỏ, xếp ngay thẳng đều trên bề mặt thân. Trong tự nhiên, chiều cao của xương rồi tai thỏ có thể lên đến 2 – 3 m. Tuy nhiên khi được dùng làm cây cảnh thì cây chỉ cao khoảng 20 – 30 cm. Phần thân được sử dụng để chứa nước để nuôi cây, cho phép xương rồng tai thỏ chống lại hạn hán trong một thời gian dài. Bạn nên để cây ở nơi có nắng và chỉ nên tưới một ít nước. Màu hoa của cây thường là đỏ hoặc vàng. 

2/ Cách trồng xương rồng tai thỏ

2.1 Chậu trồng xương rồng tai thỏ

Chọn chậu cho xương rồng tai thỏ nên là loại chậu đường kính lớn hơn chiều rộng của nhánh cây 2 lần, có lỗ dưới đáy để thoát nước, tránh để cây bị úng.

2.2 Đất trồng xương rồng tai thỏ

Đất trồng cho xương rồng tai thỏ cần có độ tơi xốp, sa cấu đất nhẹ, đủ dinh dưỡng và thoáng khí. Bạn cũng có thể trồng trong hỗn hợp đất, đá, sỏi.

2.3 Hạt giống xương rồng tai thỏ

Bạn nên chọn lựa hạt giống ở những địa điểm bán hạt giống uy tín, hạt giống tốt sẽ giúp cây phát triển tốt, thích nghi với môi trường sống nhanh, tránh mua phải hạt không nảy mầm hay hạt không sạch bệnh.

2.4 Kỹ thuật trồng

Có nhiều cách để tiến hành trồng xương rồng tai thỏ, bạn có thể dùng cành hoặc hạt giống để gieo, nhưng thông thường thì gieo bằng hạt là cách phổ biến nhất.

*

Đổ đất vào 1/2 chậu đã chuẩn bị sẵn, tưới thêm một lớp nước để giữ ẩm cho đất rồi gieo hạt lên trên. Sau đó, phủ một lớp sỏi mỏng lên bề mặt đất rồi dùng túi ni lông buộc kín miệng chậu. Ngày tưới 2 lần để giữ ẩm cho đất, sau khoảng 10 ngày làm liên tục, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. 

Với phương pháp trồng bằng cành thì bạn cắt những cây con khỏe mạnh và phát triển tốt nhất từ xương rồng tai thỏ bố mẹ. Để nhựa cây khô hoàn toàn trước khi cắm đầu đã cắt vào chậu cát. Sau khi cây con bén rễ được 20 – 25 ngày có thể cho vào chậu đất đã được chuẩn bị trước đó. 

3/ Cách nhân giống cây

Bạn muốn chơi xương rồng lâu dài, sở hữu nhiều chậu xương rồng thì bạn nên biết đến phương pháp nhân giống xương rồng, để có thể tiết kiệm chi phí cho mình hơn.

3.1 Chuẩn bị đất

Đất trồng xương rồng tai thỏ là những loại đất có sa cấu nhẹ như đất cát, đất phù sa sông. Đảm bảo đủ thoáng khí, thoát nước tốt, và có đủ chất hữu cơ, không chứa quá nhiều muối. Lượng đất trong chậu phải vừa đủ, không cần quá nhiều.

3.2 Phương pháp nhân giống

Để nhân giống xương rồng tai thỏ, bạn thực hiện theo phương pháp sau

Phương pháp ghép

Chọn cây bố mẹ có thân to khỏe, mọng nước, không bị các vết sâu bệnh. Cắt những nhánh xương rồng con từ cây đấy, để vết nhựa khô lại rồi cắm vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn. Sau khoảng 20 – 25 ngày cành sẽ bắt đầu mọc rễ, bạn chú ý khi cắm cành vào đất nên cắm vào chỗ gần thành chậu vì đất ở đó sẽ thoáng khí hơn, giúp mọc rễ nhanh hơn. Cuối cùng bạn nên đặt chậu ở nơi có bóng râm, nhiệt độ mát, thoáng gió.

Xem thêm: Hướng Dẫn Xông Hơi Mặt Đúng Cách Xông Hơi Mặt Bằng Sả, Xông Mặt Bằng Sả Có Tác Dụng Gì

Phương pháp gieo hạt

Chọn những hạt giống tròn, chắc, đều đặn như đã hướng dẫn ở trên. Sau 10 ngày gieo thì xương rồng tai thỏ sẽ bắt đầu nhú mầm, đây là giai đoạn mà bạn cần đặc biệt chăm sóc kĩ.

4/ Cách chăm sóc xương rồng hình tai thỏ

Cách bạn chăm sóc cho cây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của xương rồng tai thỏ.

4.1 Nước

Xương rồng có bản năng chịu hạn cao, trữ nước trong thân nhiều, nên nó không chịu được ngập úng, dẫn đến nhu cầu cần nước cũng hạn chế, giúp ít công chăm sóc hơn. Mỗi tuần bạn chỉ cần chú ý tưới nước cho cây 1 lần, tưới phun sương nhẹ nhàng cho đến khi quan sát thấy đất đủ ẩm là được. Nếu bạn trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao thì không tưới nước cũng không ảnh hưởng đến cây xương rồng của bạn.

4.2 Ánh sáng

Là giống cây ưa sáng nên ánh sáng vô cùng cần thiết với xương rồng tai thỏ. Bạn có thể đặt chúng ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, nhưng tránh nắng quá gắt có thể làm khô cành cây.

4.3 Nhiệt độ

Vì có nguồn gốc từ sa mạc, ban ngày nhiệt độ rất cao, ban đêm thì nhiệt độ xuống thấp đến âm độ, nên xương rồng có ngưỡng chịu nhiệt khá lớn, dù điều kiện có khắc nghiệt cỡ nào thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển đều. Nhiệt độ thích hợp nhất để xương rồng sinh sống là từ 15 – 28 độ C.

4.4 Phòng trừ sâu bệnh

Dù là loài cây có sức chống chịu lớn, nhưng trong quá trình trồng xương rồng tai thỏ cũng có những vấn đề về sâu bệnh. Xương rồng thường gặp nhất là bệnh thối gốc, rệp sáp. Nguyên nhân từ việc ghép cành hoặc nhân giống gây ra những vết thương và vi khuẩn thâm nhập vào đấy, tạo những đốm đen, có mùi hôi. Để phòng ngừa, bạn nên kiểm tra thật kỹ và khử khuẩn những dụng cụ cắt cành, và chọn đất sạch không chứa mầm bệnh.

Rệp sáp gây hại cho cây bằng cách sử dụng miệng để chích hút nhựa, khiến cây bị suy yếu và chậm sinh trưởng. Khi phát hiện rệp sáp bạn nên bắt chúng và loại bỏ ngay, hoặc có thể dùng thuốc BVTV sinh học để phun trừ rệp.

5/ Ý nghĩa của xương rồng tai thỏ

Xương rồng là loài cây biểu đạt cho sự gai góc, mạnh mẽ và kiên cường. Tượng trưng cho những con người có khả năng nhẫn nại, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và không ngừng vươn lên. Một ý nghĩa khác đó là xương rồng tai thỏ tượng trưng cho kiểu người dạt dào tình cảm, nhưng không bao giờ thổ lộ ra ngoài. Trong khái niệm tình yêu, đây là một thứ tình yêu mãnh liệt, nồng cháy, thủy chung nhưng thầm kín và sâu lắng.