Home / Tin Tức / cải cách chữ quốc ngữCải Cách Chữ Quốc Ngữ21/08/2023 GH VN Giáo Phận Chủng Viện Thông Báo Suy Niệm Thời Sự Thượng Hội Đồng Phụng Vụ Đức Tin Mục Vụ Đời Tu Sứ Vụ Media Vatican Khác Tư Liệu Khác I. Hội nghị quốc tế nghiên cứu về ViễnĐông lần thứ nhất (Hà Nội, 1902)Tiểu ban cải cáchviệc phiên âm chữ quốc ngữ Trích Biên bảnphân tích các phiên họp (Hanoi, F. H. Schneider, 1903), tr. 126 và tiếp theo. Ông Pelliot trìnhbày báo cáo của Tiểu ban cải cách việc phiên âm về dự án cải cách chính tảAnnam, do các ông Babonneau và Simonin đệ trình. Tiểu ban đã họpvào lúc 11 giờ ngày 6. 12, dưới quyền chủ tọa của ông Chéon. Có mặt: các ôngBabonneau, Cadière, Finot, Gerini, Hoàng Trọng Phu, Pelliot, Simonin. Các thành viên củaTiểu ban đã đồng ý với nhau là phải tuân thủ ba quy tắc sau đây trong khi làmviệc: 1. Chúng ta phảicố sức trong mức có thể đưa ra một giá trị duy nhất cho một chữ và luôn luôn diễntả một âm (son) bằng cùng một chữ. Do đó, cần phải, chẳng hạn, bỏ việc sử dụngchữ g ở đầu trong từ gang hay từ gi, bởi vì hai chữ đầunày đọc rất khác nhau, và cũng phải ghi bởi cùng một chữ âm đầu của ca vàke, bởi vì hai cách viết này có cùng một âm. 2. Cách ghi sử dụngcho tiếng Annam nên gần với các cách ghi thường được dùng cho các ngôn ngữkhác. 3. Vì con số cáctác phẩm, trong đó có một số rất tốt, đã được xuất bản với cách ghi cũ, nênquan tâm đến các thay đổi do hai quy tắc trên ấn định một cách dứt khoát. Phần trình bày vềcác nguyên âm được đánh giá là tốt, dù sao cũng không có nhu cầu nghiêm trọngphải chỉnh sửa một cách sâu sắc. Tuy nhiên, Hội đồng cho rằng dấu mũ của â đemlại cho nguyên âm này một giá trị hoàn toàn khác với giá trị nó đem lại trong ôvà trong ê, do đó, nên thay â bằng a’. Hội đồng cũngcho rằng phải bỏ hẳn thói quen mà vài tác giả vẫn có, trái với phương pháp củalinh mục de Rhodes, là lấy y thay i trong một số trường hợp (ky,ly, my trong các bản đồ) mà không có gì biện minh được. Vấn đề dùng u trongcác từ như nguyên, thuyêt sẽ được gác lại cho đến khi có được thông tinrộng rãi nhất... Về các phụ âm, Tiểuban đề nghị những thay đổi sau: 1. -c (hayc) sẽ có giá trị của ch hiện nay. Ch hiện nay gần với âmngạc điếc (palatale sourde) các nhà ngữ học thường phiên là c (hay c),ngoài ra, đây còn là một âm nổ không phát âm bật hơi (explosive non aspirée) vàHội đồng chỉ dành chữ h cho duy nhất các trường hợp chữ này ghi nhận mộtsự phát âm bật hơi (aspiration). Cuối cùng, chữ c hiện nay được dùngtrong các từ như ca, và ở đó nó có cùng giá trị như k của từ ke,sẽ bị bỏ và được thay thế bằng k, như vậy, chúng ta sẽ viết ká,(cá), cợ (chợ), khác, (khách, lạ) 2. -d khôngcó gạch ngang sẽ có giá trị bình thường của d trong tiếng Pháp; đ hiệnnay, được viết có gạch ngang, sẽ không còn. Âm hiện nay được phiên bởi d sẽđược phiên thành z. 3. -g luôngiữ giá trị của âm họng kêu không phát âm bật hơi (gutturale sonore nonaspirée), ngay cả khi đứng trước i, bởi vậy, chúng ta sẽ viết ge(ghe) chứ không phải là ghe, gi (ghi), chứ không phải ghi. Còn vềgi hiện được dùng để diễn tả âm ngạc kêu (palatale sonore ) tương ứng vớic (ch cũ) điếc của từ cợ (chợ), sẽ được thay thế bởi j,chúng ta sẽ viết jả, (giả), chứ không phải giả. 4. -h luôncó giá trị của một phát âm bật hơi (aspiration), sẽ không còn xuất hiện trong ghe,từ nay sẽ viết là ge; trong từ chợ, được viết là cợ; khách,được viết là khác; nhà, viết thành ña, nhưng ngược lại, sẽ còn đượcgiữ trong phép (luật), vì ph ở đầu vẫn còn duy trì một phát âm bậthơi nhẹ và không hoàn toàn tương đương với f của tiếng Pháp. 5. -j thaycho âm ngạc kêu (gutturale sonore) gi, chẳng hạn: jả thay vì giả.Bạn đang xem: Cải cách chữ quốc ngữ6. -k đượcdùng như hiện nay và thay chữ c hiện nay khi chữ c này có giá trịcủa k, do đó, viết ká thay vì cá. 7. -nh hiện nay, ở đầu hay ở cuối, chỉ diễn tả một âm,không có phát âm bật hơi, sẽ được phiên thành ñ, ñà chứ không phải nhà,báñ (bánh), chứ không phải bánh. 8. -ph sẽđược giữ lại bởi vì âm được diễn tả không đơn thuần là âm răng môi(dento-labial) viết thành f trong tiếng Pháp, và vẫn giữ một chút phátâm bật hơi nào đó. 9. -q,không có âm nào khác ngoài âm k ở đầu, sẽ không còn, và được thay thế bằngk. Sự phân biệt hiện nay giữa cua và qua có lý do của nó:trong cua, dấu được đặt trên u, trong qua, dấu đặt trên a.Nhưng không có lýdo nào để đánh dấu vị trí khác biệt này của dấu bằng cách thay đổi của âm đầu;ngược lại, duy trì chữ u khi nó đóng vai trò nguyên âm được nhấn mạnh làđiều tự nhiên (kua thay vì cua hiện nay) và sẽ được thay thế nó bằngbán nguyên âm w khi nó thực sự là một bán nguyên âm (kwa thay vì qua).10. -s thíchhợp trong cách ghi hiện nay với âm xuýt gió (sifflante cérébrale); do đó, tốthơn nên được thay thế nó bằng s (s có dấu nặng ở dưới), khi không có chữs này, chúng ta có thể sử dụng s hiện nay. 11. -x hiệnnay diễn ta một âm rất gần với âm ngạc xuýt. Do đó, tốt hơn, nhưng không cầnthiết Hội đồng phải nhất trí theo ý kiến này, là thay thế x bằng c(có dấu phẩy ở dưới), sẽ cho thấy rõ hơn cách đọc. 12. -z sẽthay thế d không có gạch ngang hiện nay, nhưng không muốn gán cho z mộtgiá trị tuyệt đối cố định mà chính âm Annam của nó không có. Hệ thống ký hiệucác giọng không dẫn đến một nhận xét nào riêng biệt. Bởi vậy, Hội đồng phiên đềnghị với quý vị ước nguyện sau: Thưa Hội nghị, Xét tính cách tiệnlợi, cả về mặt thực tiễn lẫn khoa học, của việc phiên âm tiếng Annam một cáchđơn giản hơn và hợp lý hơn là cách phiên hiện nay đang được áp dụng, Chấp thuận báocáo của Hội đồng phiên âm và bày tỏ ước nguyện các điều chỉnh được đề nghị đượcNhà nước toàn quyền Đông Dương phê chuẩn. Đại úy Bonifacylên tiếng chống lại dự án của Hội đồng với hai loạt phản đối: 1. Về phương diệnkhoa học, ông không cho rằng hệ thống của Hội đồng có những lợi điểm đáng kểtrên cách viết được chấp nhận hiện nay. Các giá trị của các chữ vẫn không kém ướclệ hơn, nhưng trong khi chữ quốc ngữ dựa chủ yếu trên các cách đọc của các ngônngữ Latin và ngày nay vẫn có thể tìm thấy được trong tiếng Italia, tiếngProvencal, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, thì các cải cách của Hội đồng, đặc biệtchữ w, đúng hơn, cũng chỉ là một sự vay mượn của phép viết của Anh, ôngkhông cho việc thay đổi này là một tiện lợi, và chẳng làm cách viết đơn giảnhơn chút nào. Ngoài ra, chữ ñ mà Hội đồng đề nghị thay cho cụm chữ nhsẽ có cái bất tiện là làm cho dấu ngã này có hai giá trị khác nhau, bởi vìdấu ngã cũng còn được đặt trên các nguyên âm để chỉ một trong các giọng của tiếngAnnam. 2. Về phương diện thực tiễn, quả là rất khó làm cho những người đã họccách viết cũ quen được với cách viết chính tả mới, nhất là khi họ lại là nhữngngười Annam; như vậy, để cách viết mới có kết quả, người ta sẽ phải ấn địnhcách viết này trong các cơ quan hành chánh; và thế là nhiều người bản xứ vốn đãbỏ nhiều thời gian để học cách đánh dấu cũ, bất thình lình bị lôi về lại điểmxuất phát, buộc phải bắt đầu lại việc học lại cách viết hay bỏ cơ quan. Ông Pelliot trả lờilà Hội đồng không xét đến khía cạnh viết theo tiếng Latin hay anglo-saxon, màchỉ tìm cách thống nhất một cách tối đa với các cách viết được nhiều các nhà ngữhọc nhất chấp nhận. Vả lại, dùng c để diễn tả âm ngạc điếc lại gần với mộtsố giá trị của c trong tiếng Ý hơn là giá trị của nó trong tiếng Anh. Vềtình trạng dấu ngã sẽ có hai giá trị, xem ra không thể có một chút lẫn lộn nàogiữa dấu ngã đặt trên một phụ âm, do đó không bao giờ có thể gợi lên một â giọng,và dấu ngã nhấn mạnh đặt trên một nguyên âm, chữ ñ, ngoài việc được dùngtrong các cách ghi chép khoa học, nó vẫn còn được dùng trong tiếng Tây Ban Nha.Cuối cùng, việc điều chỉnh cách viết tiếng Annam hẳn không thể không tạo nên mộtsự khó chịu nhất thời cho những người đã học cách viết cũ, nhưng cũng đúng là,mặc dù có sự dè dặt tương đối của Hội đồng, các thay đổi kể ra cũng khá nhiềuvà quan trọng, nhưng quả là quá lời khi nói rằng những người đã học chữ quốc ngữcũng sẽ phải vất vả như vậy để làm chủ cách viết mới; để hiểu được cách viết mớisẽ là công việc của mấy tiếng đồng hồ, và để sử dụng một cách không mấy khókhăn sẽ là công việc của mấy ngày. Vả lại không có gì dễ dàng hơn là ấn định mộtthời hạn nào đó cho phép cả hai hệ thống cùng tồn tại. Một cuộc cải cách như vậyđã có thể xảy ra, đó là cuộc cải cách thay thế trong ngành hóa học cách ghinguyên tử (notation atomique) cho hệ thống các tương đương. Linh mục Cadièretuyên bố là về phương diện khoa học, cách viết do Hội đồng đề nghị chắc chắn làcao hơn cách viết thông dụng, nhưng về phương diện thực tiễn, việc cải cách chữquốc ngữ tạo nên những khó khăn khá trầm trọng để phải từ bỏ mọi ý định cảicách. Chính từ quan điểm này, linh mục đưa ra 6 vấn nạn: 1. Chúng ta không thểloại bỏ các khó khăn gắn với cách viết chữ Annam và mọi hệ thống viết đều chỉ cóthể là không hoàn hảo. 2. Không nên gán cho chữ quốc ngữ những khiếm khuyết gắnvới chính ngôn ngữ Annam. 3. Nếu hệ thống do Hội đồng đề nghị có loại bỏ được mộtsố khó khăn, thì ngược lại, nó lại tạo nên một số khó khăn khác. 4. Việc cảicách chữ quốc ngữ sẽ làm cho một số lớn sách không đọc được, như các từ điển củaGiám mục Taberd và của linh mục Génibrel, Le Cours và Sưu tập các vănbản của ông Chéon. 5. Một số lớn người Annam, vốn không biết chữ Hán vàkhông biết kiểu viết nào khác ngoài quốc ngữ, sẽ rơi vào tình trạng mù chữ. 6.Một số khổng lồ vật liệu nhà in sẽ trở nên vô dụng. Ông Babonneau chorằng chữ quốc ngữ có những điểm bất thường không sao biện minh được và chướng đếnđộ nhất thiết phải có một số điều chỉnh. Chẳng hạn, việc dùng chữ đ có gạchngang để có tác dụng của phụ âm d thông thường, và chữ d đơn giảnđể có tác dụng của một phụ âm vốn chẳng có quan hệ gì với chữ d thôngthường, sẽ làm nản lòng những người mới bắt đầu và hoàn toàn không thể chấp nhậnđược. Ông Chéon, chủ tịchHội đồng phụ trách chữ viết, tuyên bố : mặc dù là tác giả của nhiều công trìnhtrong đó ông sử dụng chữ quốc ngữ, ông cũng xác tín, qua chính thực tiễn, về sựcần thiết phải cải cách và việc chấp nhận dự án của Hội đồng là điều đáng làm vềmọi phương diện.Ông Nocentini nhậnxét là tất cả các vấn nạn chống lại dự án của Hội đồng đều nảy sinh từ những mốiquan tâm thuộc lãnh vực thực tiễn, và tự hỏi liệu dự án có thể tập hợp được mọiphiếu bầu, trong điều kiện là chỉ liên quan, ít ra là tạm thời, tới việc sử dụngtrong lĩnh vực khoa học mà thôi. Ông Maitre gợi lạimột số vấn nạn do linh mục Cadière nêu ra. Các điều chỉnh được đề nghị có ảnhhưởng rất hạn chế tới vật liệu in ấn. Các điều chỉnh này cũng không đẩy ngườiAnnam vốn chỉ biết có chữ quốc ngữ vào lại tình trạng mù chữ, mà chỉ buộc họ phảilàm thêm một công việc phụ kéo dài mấy tiếng, quá lắm là mấy ngày. Các điều chỉnhnày cũng không làm các sách bằng chữ quốc ngữ rơi vào tình trạng không đọc đượchơn là việc chấp nhận hệ thống của ông Visière đối với các công trình của cácnhà Hán học trước đó. Tuy nhiên, vì việc chấp nhận hệ thống mới xem ra phảiđương đầu trong việc sử dụng hiện tại với những phản đối dai dẳng, có lẽ sẽkhôn ngoan hơn nếu chúng ta chấp nhận đề nghị của ông Nocentini là chỉ nhắm đếnviệc sử dụng trong lĩnh vực khoa học. Ông Chủ tịchtuyên bố là Hội đồng đã được hướng dẫn trước tiên bởi ý muốn đưa ra một hệ thốngcó thể dung hòa các đòi hỏi của logic với những đòi hỏi của thực tiễn và có thểcó giá trị như một hệ thống duy nhất. Do đó, Hội đồng đã tỏ ra rất là vừa phảitrong các đề nghị của mình. Bá tước Pullé chorằng chắc chắn sẽ là đáng tiếc nếu có hai hệ thống tồn tại song song: tuynhiên, kinh nghiệm cũng cho thấy là một hệ thống có tính khoa học và mang tínhlý tính, rốt cuộc, sẽ luôn tự khẳng định mình và một cách rất nhanh chóng. Bởivậy chúng ta chẳng việc gì phải lo ngại khi chấp nhận đề nghị của ôngNocentini. Linh mục Cadièrenhắc lại là ông chỉ nêu lên những vấn nạn hoàn toàn thuộc lĩnh vực thực tiễn chốnglại dự án. Các vấn nạn này sẽ không còn nếu Hội nghị đề nghị một cách viết thuầntúy có tính khoa học. Về điểm này, dự án của Hội đồng đánh dấu một bước tiến bộhiển nhiên; nhưng xuất phát từ ước muốn dọn đường đi đến một hệ thống duy nhấtvà dành mọi nhượng bộ có thể cho cách viết thông thường, thì hệ thống này chưađủ và cần phải được điều chỉnh. Nó chỉ có thể được sử dụng làm cơ sở cho một dựán còn phải được đào sâu và dứt khoát hơn nữa. Đại tá Gerini vàông Pelliot ủng hộ ý kiến linh mục Cadière đưa ra. Sau các cuộc tranhcãi tạo ra bởi bản văn tiên khởi, Hội đồng phụ trách việc viết chữ quốc ngữ chođọc ước nguyện sau đây: Hội nghị, xét lợiích về mặt khoa học mà một cách viết tiếng Annam đơn giản và có lý tính đem lại,yêu cầu Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp ấn định, để sử dụng trong lĩnh vực khoa học,một hệ thống có thể đáp ứng mọi điều kiện mong muốn, trên các cơ sở do Hội đồngđề nghị. Văn bản được chỉnhlại như trên đây đã được tất cả các thành viên bỏ phiếu chấp nhận. II. Hội đồng Cải cách Học chính địaphương Khóa họp năm 1906Trích biên bản các phiên họp (Hà Nội, L.Gallois 1906), tr. 47 và 50.A. Phiên họp thứ nhất ngày 21. 4. 1906 Chương trình nghịsự là nghiên cứu việc cải cách chữ quốc ngữ. Ông Nordemann, Chủtịch Hội đồng, trình bày là vào lúc chúng ta soạn thảo một số lớn sách giáokhoa bằng tiếng Annam, thì việc nghiên cứu vấn để cải cách chữ quốc ngữ là điềucần thiết. Ông Chủ tịch ôn lại lịch sử vấn đề và nhắc lại là từ các tác phẩm củalinh mục A. De Rhodes, xuất bản vào giữa thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ đã trải quanhiều đợt chỉnh sửa. Từ điển Taberd (1838) đưa ra một cách viết rất khác. Các từđiển của La Liraÿe và Theurel (1877) cũng có các cách ghi riêng của mình. Hộinghị các nhà Đông phương học tại Hà Nội năm 1902 đã đưa ra một số điều chỉnh;các quyết định của Hội nghị được sử dụng làm nền tảng cho Hội đồng nghiên cứu.Hội đồng đã nhóm họp bốn lần và đã đi đến một thỏa thuận gần như hoàn toàn. Ông Chủ tịch nhắclại rằng Hội đồng của Hội nghị tại Hà Nội do một người Annamitisant được mọingười đánh giá cao là ông Chéon ngồi ghế chủ tọa. Ông Nordemann giảithích rằng Hội đồng đã quyết định trong dự án của mình để ý tới tính cách ích lợicủa việc Pháp hóa và của cả sự cần thiết phải quy tắc hóa và đơn giản hóa cáchthức ghi chép này. Các cải cách được đề nghị nhắm tám yếu tố, nhưng hai trongtám yếu tố này đã không được sự nhất trí của Hội đồng. Cách viết êi sẽthay thế cho ây, như trong A. de Rhodes. Mọi người nhấttrí. Chữ ă ngắn(bref) sẽ có dấu ngắn (signe de la brève) ở tất cả chỗ nào có a ngắn, kểcả do vị trí. 8 chấp nhận chốnglại 5. Trong các nguyênâm đôi (diphtongues) trong đó chữ thứ hai là i hay y, chúng ta sẽluôn luôn viết là i. Tuy nhiên, ông Nordemann đề nghị là uy và uiphải khác biệt nhau. Ông Maitre lưu ýlà trong trường hợp này việc sử dụng uy sẽ không biện minh được, và tốthơn hết là viết ui để cho thấy là chữ i được tách biệt hẳn. Ông Chủ tịch ủnghộ các nhận xét này, khi lưu ý rằng việc chấp nhân uy sẽ khiến cách viếtkhông sử dụng được trong các công trình khoa học. Ông Nordemann nhấnmạnh rằng đối với việc chấp nhận uy, chữ i với dấu tréma có nhiềudấu khác nhau không có trong bộ chữ cùng cỡ.Ông Maitre nói làsẽ không có bất tiện lớn khi đánh dấu trên u. Các ông Tissot vàBouzat phát biểu cũng ý kiến này. Hai ý kiến này đãkhông hội đủ đa số phiếu. Đề nghị được gác lại. B. Phiên họp thứ hai ngày 21. 4. 1906 Ông Chủ tịchtrình bày: vì Đại học đã tổ chức phiên họp khoáng đại và lấy dự án làm nội dungcho một cuộc bàn luận, Hội đồng có thể chuyển sang việc xem xét các vấn đề thuộclĩnh vực khoa học: trước tiên, chúng ta có thể trở lại vấn đề chữ quốc ngữ. Mọi người đồng ývề đề nghị của ông Bùi Đình Tá chấp nhận cách viết do ông Maitre đưa ra, trừ việci tréma sẽ được thay thế bởi i có dấu mũ. Ông Nordemann sauđó đọc lại toàn bộ các đề nghị sau đây, liên quan đến các cải cách chữ quốc ngữ:Các nguyên âm: âsẽ viết là ê trước i. ă sẽ có thêm dấu ngắn ở tất cả các nơi nó là âm ngắn.i sẽ viết là i trong tất cả các trường hợp. y bên trong các từ sẽ viết là y. Chúng ta sẽviết là i trong nguyên âm đôi ui. Các phụ âm: đ sẽviết là d. c, k, q, sẽ viết là k trong tất cả các từ có phụ âmnày, các trường hợp đặcbiệt: cua = kua; qua = koa. d, gi, sẽ viết là j. x, sẽ viết là c (có dấu phẩy ở dưới). h sẽ không còn khi đứng sau g hay ng trướci hay e. Quy tắc yêu cấu đặtdấu trên hay dưới nguyên âm nổi trội (voyelle dominante) phải được tuân thủ mộtcách nghiêm nhặt. Các đề nghị nàyđã được mọi người chấp nhận.Xem thêm: Giá Hòn Non Bộ Ngoài Trời - Các Kiểu Hòn Non Bộ Đẹp Nên Xem III. Quyết định ngày 16.5.1906 của Toànquyền Đông Dương về việc mở một cuộc thi soạn sách giáo khoa (Trích đoạn liênquan đến chính tả của các sách viết bằng chữ quốc ngữ) Điều 8. Các sáchgiáo khoa được soạn bằng tiếng Annam theo mẫu tự latinh (quốc ngữ ) phải chú ýtới cách viết chính tả sau đây: Các nguyên âm: âmđược phiên một cách không chính xác thành â sẽ được viết là ê trướci; ă sẽ có dấu ă ở bất cứ vị trí nào khi nó lànguyên âm ngắn; i sẽ luôn được viết là i; và i có dấu mũtrong nguyên âm đôi ui; y (bán nguyên âm của i) sẽ được viết như vậyở bên trong các từ; Các phụ âm: đ sẽviết thành d; c, k, q sẽ đồng loạt được viết thành k; Trường hợp đặc biệt:cua sẽ viết là kua và qua sẽ viết là koa; d, gi sẽ được viết là j; x sẽ viết là c (có dấu phẩy ở dưới); h sau g hay ng (âm họng kêu hay mũi/gutturalesonore ou nasale) trước i hay e sẽ bị bỏ; Quy tắc về việc đặtdấu ở trên hay dưới nguyên âm nổi trội phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.A. Các bài viết của linh mục Cadière Đăng trên Avenirdu Tonkin trong các số từ 24. 9 đến 17.10. 1906 Trong chừng mựccó thể, các quyết định Hội đồng Cải cách Học chính địa phương, nhìn chung, đãlàm hài lòng những ai quan tâm đến việc nâng cao trình độ luân lý và tinh thầncủa người Annam và quan tâm đến sự thịnh vượng của thuộc địa bao nhiêu thì cuộccải cách của Hộiđồng này đối với việc phiên âm chữ quốc ngữ lại đã làm ngạc nhiên bấy nhiêu nhữngngười đang nghiên cứu tiếng Annam. Tôi nghĩ, những ai có chút ảnh hưởng trongcác vấn đề này đều có bổn phận lên tiếng và chỉ ra cho thấy cuộc cải cách nàykhông có nền tảng và tồi tệ đến mức nào, hầu soi sáng “tôn giáo ” của các thànhviên của Hội đồng Cải cách Học chính địa phương: danh dự của họ cũng như danh dựcủa các thành viên của Học chính và của cả thuộc địa đều liên quan.Vấn đề cải cáchchính tả chữ quốc ngữ không phải là mới. Nó đã có từ thời hệ thống ra đời.Chúng ta có thể thấy, trong các công trình cổ do các thừa sai ấn hành, trongcác thủ bản, là cách viết này đã có thay đổi, đã được cải cách qua các thế kỷ.Cách viết thông dụng khi người Pháp tới Đông Dương không hoàn hảo. Nhiều tiếngnói có thẩm quyền, các linh mục Legrand de la Liraye, Lesserteur, ôngAymonnier, đã đưa ra những phê phán đúng đắn, đã đề ra những cải cách. Cách đâyvài năm, vấn đề lại được nêu lên lại. Tại Hội nghị các nhà Đông phương học tạiHà Nội năm 1902, một Hội đồng do ông Chéon chủ tọa, đã xem xét vấn đề này. Ngườita đã xem xét tất cả mọi phê phán có hiểu biết đã được đưa ra cho tới thời điểmnày, người ta tìm cách thỏa mãn mọi ước muốn chính đáng đã được nêu lên, củangười bảo thủ cũng như của những người có quan niệm lật đổ. Dự án được đưa ravà được chấp nhận trên nguyên tắc chưa tuyệt đối hoàn hảo. Dự án không thỏa mãntất cả mọi người. Nhưng dự án đã được những người có thẩm quyền trong vấn đềtán thành. Chính những người chống lại cũng nhìn nhận dự án có một giá trị lớnvề phương diện khoa học. Và chúng ta có thể hy vọng những thành kiến sẽ dần dầnbiến mất, các cản trở sẽ được vượt qua, những phần chi tiết còn khiếm khuyết sẽđược hoàn chỉnh, sớm muộn người ta cũng sẽ chấp nhận một hệ thống latinh hóa phụcvụ cho người thông thái cũng như cho những người muốn học tiếng Annam chỉ để biếtvà nói. Nhưng niềm hy vọngnày đã tiêu tan. Cuộc cải cách do Hội đồng Cải cách Học chính địa phương chấpnhận đã không thỏa mãn các ước muốn chính đáng người ta đã nêu lên. Cuộc cảicách đã thần thánh hóa những lý thuyết hoàn toàn sai lầm. Nó gây nên sự lộn xộntrong ngôn ngữ và trong cách viết, và do đó có hại cho việc học tiếng Annam, nóchấp nhận những dị thường, nó giải quyết không tốt bằng hệ thống cũ vô số các sựkhác nhau tinh tế của ngôn ngữ. Xét về phương diện khoa học, cũng như thực tiễnvà sư phạm, cuộc cải cách này quả là một bước thụt lùi. Phê phán và đánhgiá của tôi có thể là cường điệu. Những người trong số các đọc giả của tôi quantâm tới các vấn đề này và có kiên nhẫn để đọc tới cuối phần tranh luận của tôi,dù vất vả đến đâu, sẽ nhận thấy là phê phán này là đúng và đánh giá như vậy làchính xác. Chúng ta hãy đivào chi tiết các điều chỉnh đã được chấp thuận. 1. “Âm được phiênmột cách không chính xác là â sẽ được viết là ê khi đứng trước i” Trước đây, ngườita viết bây, cây, dây, lây, mây, vân vân, từ nay, sẽ viết là bêi,kêi, lêi, mêi, vân vân. Chúng ta sẽ để mộtbên phụ âm của các hình thức khác nhau này, bởi nó không dính dáng gì ở đây, vàchúng ta sẽ chỉ xét đến âm của nguyên âm. Âm này có hai dạng được cấu thành bởihai yếu tố gắn chặt với nhau, â và y (từ nay là ê và i).Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu yếu tố thứ nhất trong số hai yếu tố này. Yếu tố thứhai sẽ được xét đến ở đoạn khác. Về yếu tố thứ nhất, cho rằng cách ghi hiện naylà sai quả là không đúng và phải viết thành ê lại càng không đúng. Yếu tố thứ nhấtnày, cho tới nay được phiên thành â, là âm ngắn. Chỉ việc nghe thôi cũngđã cho chúng ta thấy điều này. Người Annam đầu tiên chúng ta gặp sẽ đưa ra chochúng ta bằng chứng. Các tác giả xác nhận sự kiện. Giám mục Taberd, trong cuốn DictionnariumAnnamatico-latinum (Từ điển annam-latinh) của ông, trong lời tựa,trang 3, viết: “à và â luôn luôn là âm ngắn” - và, ở trang 7, “đọcmột cách ngắn hơn và một cách gần như âm điếc và chìm (surdo và subobscuro)”- Linh mục Vallot, trong Grammaire Annamite (Ngữ pháp annam),tr. 9, viết: “ây luôn luôn là âm ngắn”. Và ông Chéon, trong tập Cours(Giáo trình) của ông, tr. 6 “trong ay và ây, a và âlà những âm rất ngắn và ít nhiều khép lại”. Âm ngắn và điếc,đó là điều các tác giả và kinh nghiệm nói với chúng ta. Bây giờ chúng tathử xem các tác giả đã giải thích thế nào về điều này, nghĩa là người ta đã sosánh âm của â trong ây với âm nào trong tiếng Pháp. Nhưng rõ ràng làđối với Giám mục Taberd, nguyên âm đôi ây, chỉ âm điếc và mờ của a thường(âm này thay đổi nhiều, so sánh với Cheon, Cours, trang 5), tiếp theo làâm i được đọc một cách rõ rệt hơn là trong nguyên âm đôi ai chẳnghạn. Cha Vallot, Grammaire,trang 9 “ây có âm eil trong orteil” nghĩa là â đượcđọc gần như è mở của tiếng Pháp – Ông Chéon, Cours, tr. 5: “â trongcác từ lây, lây, có âm như ê nhưng ngắn” - tr. 6 : “mây đọcnhư âm tiết đầu của Meyer” – Ông Nordemann, Méthode de langue Annamite(Phương pháp học tiếng Annam), tr. 3, đồng hóa â trong cây vớiê trong mê, về âm. – Cha Cadière, Phonétique Annamite (Ngữ âmhọc tiếng Annam), tr. 8 “Nguyên âm đôi ây rất giống với âm ê vàđọc gần như âm tiết eil trong vermeil”. Do đó, theo cáctác giả, chúng ta có thể so sánh âm â trong ây khi thì với một âmđiếc và mờ, khi thì với âm è mở, khi thì với âm é đóng. Nếu giờ đây chúngta tìm hiểu các văn kiện cổ, chúng ta sẽ thấy rằng, khởi đầu, các tác giả chữquốc ngữ đã chấp nhận ba cách viết. Linh mục de Rhodes, trong Catechismus(Phépgiảng) in tại Roma năm 1651, viết êy thay cho ây <ấy…là, tr. 6. –bêy, thay cho bây, vây, cũng vậy, tr. 28, 29, 57, - ainêi thay vì ai nấy, tr. 56; lêy thay cho lây (lấy),tr. 11, - dêy thay cho dây, tr. 11, vân vân – Ông cũng dùng hoặc chochính các từ này, hoặc cho rất nhiều các từ khác chúng ta không cần nêu ra đây,hình thức ây, và tôi nghĩ cách viết này chiếm ưu thế trong tác giả này.-Cuối cùng, đôi lúc ông cũng dùng ei chẳng hạn quéi cho quấy , tr. 13. Giải thích về cáchình thức khác nhau này không có gì khó. Vào buổi đầu, các thừa sai chưa có mộthệ thống nhất định. Nhiều âm của tiếng Annam chưa được cố định, chỉ đọc qua Catechismuscủa linh mục de Rhodes và các thủ bản về sau cũng cho chúng ta thấy rõ điềunày. Đặc biệt, âm mà ngày nay chúng ta phiên là ây, trong chính tả, đượcdiễn tả thành êy, âi, êi, ei. Sự lẫn lộn giữa ê và â haygiữa các nguyên âm khác còn đi xa hơn nữa, và chúng ta có các hình thức dêt thaycho dât (đất), tr. 12, 28; cuên thay cho quân, tr. 5; tuêithay cho tuổi (năm), tr. 5; nhiêu, tr. 7, nhêo, tr. 5,thay cho nhiêu (nhiều), vân vân. Chính tả chưa cốđịnh, vậy thôi, chưa cố định bởi vì người ta chưa nhận ra một cách chính xác vôsố các âm rập rờn của tiếng Annam trong các hình thức khác nhau ở đó chúng xuấthiện với tính cách các yếu tố. Nhưng bởi vì linhmục de Rhodes đã sử dụng đồng thời các hình thức êy, êi, ei, âi, ây, nênchúng ta phải có sự chọn lựa. Nói cách khác, những người tiếp nối linh mục deRhodes phải chăng đã sai lầm mà lần lượt loại bỏ các hình thức êy, êi, ei,âi, vốn xem ra cũng ít được chính linh mục de Rhodes sử dụng và cuối cùng dứtkhoát giữ lại hình thức ây? Không, họ không lầm.Trong ây, âkhông hoàn toàn đáp ứng âm è mở hay é đóng như người ta tưởng;â diễn tả một âm điếc và mờ, không rõ ràng, âm này, trên nguyên tắc, giốngeu trong deuil (tiếng Pháp), nhưng gần với giọng cổ hơn, và đồngthời nhẹ hơn, bồng bềnh (flottant) hơn, ít dứt khoát hơn. Đó là “âm gần như âmđiếc và chìm” theo Giám mục Taberd. Nghiên cứu vềhình dạng của một số hình thức sẽ chứng minh rộng rãi cho chúng ta điều này. Các ngôn ngữ Mườngcó họ hàng rất gần với tiếng Annam; các dân tộc nói tiếng Mường sống rải rác dọctrên sườn hay trong các thung lũng cao của dãy Trường Sơn. Tại Quảng Bình, tôithấy có hai dân tộc sử dụng tiếng Mường. Một thay y hay i ở cuốimột số từ bằng n, một thay yếu tố cuối này bằng l. Chúng ta thử xemxem hai dân tộc này đã có tác động nào trên hình thức của tiếng Annam đượcphiên thành ây. Đối với dân tộcthứ nhất: Cân thay cho cấy; dân thay cho dậy; mân thaycho mây; cân thay cho cây; Và đối với dân tộcthứ hai: Kol thay cho cấy (cấy lúa); ti dil thaycho dậy (thức dậy). Các từ vựng do tạpchí của Trường Viễn Đông Bác cổ cung cấp, tập V, tr. 358, 362 chỉ đưa ra một sốtừ này. Nhưng từng ấy cũng đã rất đủ để chứng minh cho thấy rằng yếu tố đầu củanguyên âm đôi là một âm điếc, vốn đã bị làm lệch đi đôi chút bởi yếu tố cuối, đểbiến thành è mở, chỗ này, thành é đóng chỗ nọ - các yếu tố khácnhau của các từ tác động lên nhau, các yếu tố này thay đổi nhiều hoặc ít các yếutố khác, và đến lượt mình, các yếu tố này đã bị thay đổi bởi các yếu tố khác –âm điếc tái xuất hiện với bản chất riêng của nó khi yếu tố cuối bị thay đổi,nghĩa là khi nguyên nhân đã gây ra sự thay đổi không còn. Đừng nói là cáchđọc của các thị tộc đã được ghi không chính xác để bác lại. ây thay êlhay ei còn có thể được, nhưng ên hay en thay cho ânthì không thể được. Con, thay cho cây, được sử dụng tại nhiềutỉnh ở Annam, cũng chứng mình điều này; o là một sự nhấn mạnh của â vàhình thức có tính cách địa phương con khiến nghĩ tới hình thức cân,cũng chính là hình thức chúng ta có nơi người Mường ở Quảng Bình. Chúng ta luôngặp âm điếc và ngắn này trong cây và trong cân, nhưng mở và kéodài trong con. Theo ý tôi, các sựkiện này minh chứng một cách rõ ràng rằng yếu tố đầu của nguyên âm đôi ây đãkhông bị biến đổi một cách sai lầm thành â như các thành viên của Hội đồng Cảicách Học chính địa phương muốn nói, một cách hơi thiếu suy nghĩ, mà chính là âmđiếc “modo quasi surdo et subobscuro” mà Giám mục Taberd mô tả, âm mà chúng tasẽ gặp lại trong các hình thức khác có â. Chúng ta thừ tìmhiểu kỹ hơn một chút các tương đương của âm mà các tác giả đưa ra cho nguyên âmđôi ây. Người thì bảo nguyên âm đôi này phải đọc như é khép kín,người khác thì lại nói như è mở, có i theo sau. Xin độc giả bớtchút thời giờ để tập đọc nhé! Mây được đọc hoặc như từ mê của tiếngAnnam thêm i, hoặc như từ Annam me thêm i. Hãy đọc hai phầnnày một cách hết sức tách biệt, bằng cách tách một cách rõ ràng mê hay mekhỏi i. Đoạn đọc đi đọc lại nhiều lần bằng cách kéo lại càng ngàycàng gần nhau hai phần này nhưng vẫn luôn giữ một cách chính xác âm mê hayme cho phần thứ nhất, điều này sẽ khó khăn đấy, cho tới khi nào bạn rápliền được hai phần, đặt hai phần này trong quan hệ phải có trong từ mây củatiếng Annam. Hãy nói cho tôi biết âm bạn vừa đọc- trong khi vẫn giữ, như tôinói, âm mê hay me cho phần một – có giống với âm người Annam đọctừ mây hay không? Không. Các tác giả chữ quốc ngữ không phải là không cócái tai thính hay óc nhận xét tinh tế. Bởi vậy, nếu họ đã không giữ lại, saukhi thử, các cách viết méi hay mei, ấy là vì họ đã xét thấy, và họcó lý, như tôi đã cho thấy, là không thích hợp để diễn tả các yếu tố của từ. Khi chúng ta nóirằng ây đọc như ei hay êi, đó là một cách nói, gần giốngnhư khi chúng ta muốn giúp một người mới bắt đầu, như điều này thường xảy ra đốivới nhiều âm của tiếng Annam vốn không có tương đương chính xác trong tiếngPháp. Bởi vậy, âm được diễn tả bằng ây chỉ trở thành éi hay eiđối với những cái tai không được rèn luyện, đối với một người nghe hời hợt,hay đối với một ông thầy muốn hướng dẫn một học trò người Pháp vào buổi đầu màthôi. Thực ra, đây là âm điếc và mờ mà Giám mục Taberd nói đến. Thú thực là khitôi thoạt nhìn thấy danh sách các cải cách được chấp thuận cho cách viết quốcngữ, cách viết éi thay cho ây xem ra đối với tôi là một trong nhữngcải cách có thể chấp nhận được. Ký ức về cách viết của linh mục de Rhodes đã cóảnh hưởng trên tôi. Việc nghiên cứu vấn đề một cách có phương pháp đã thay đổihoàn toàn quan niệm của tôi. Cách viết dùng một â phải được duy trì.Chính cách viết mới đã được chấp thuận mới không đúng. Để chấm dứt cuộctranh luận về một chi tiết xem ra quá nhỏ bé này, tôi thấy cần phải tôn vinh sựkiên nhẫn của những người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chúng ta đã thấy những chaođảo của cách viết thuở đầu, sự do dự của các tác giả. Những bước mò mẫm, ghi nhận,so sánh, sự tế nhị của tai nghe, sự chính xác cần thiết sau đó để nhận diện, ấnđịnh dứt khoát cái yếu tố có một tính chất rất ư là thiếu rõ rệt này. Đừng tháobỏ công trình của những người đi trước nếu không phải là để chỉnh sửa, cải thiệnvà hoàn chỉnh nó. 2. “A sẽ có dấungắn ở trên khi a là một âm ngắn”. Chẳng hạn ít ralà trong các hình thức ay, anh, ach, au. Cuộc cải cách quả là tuyệt vờivà nó đã lấp đầy một lỗ hổng của hệ thống hiện tại. Nhưng cũng nên nói rõ trongcác hình thức nào thì a là âm ngắn. Nếu để cho mỗi người tùy tiện theo ýmình, theo khoa học, nhất là của người Annam, những người sẽ soạn ra các sáchgiáo khoa cho các cuộc thi của các giáo viên làng hay tỉnh, người ta sẽ chỉ cóthể đi tới chỗ hỗn loạn. Đặc biệt, a ở cuối không được nhấn mạnh, củacác dạng bua, bia, bua, vân vân mà ông Chéon, Cours, tr. 4 nói làngắn và đúng là như vậy, liệu sẽ được đặt dấu để làm ngắn? 3. “i sẽ luôn đượcviết là i”. Chúng ta sẽ viết i trong nguyên âm đôi “ui” Văn bản không rõràng. Bản báo cáo về các cuộc họp của Hội đồng cho chúng ta một ý tưởng kháchính xác về các tác dụng của cải cách. a. Như vậy, ngườita sẽ không còn viết y, ly, my, sy vân vân mà là i, li, mi, sivân vân. Cần được chấp thuận một cách trọn vẹn. b. Người ta sẽkhông còn viết cay, may vân vân mà viết kai, mai vân vân. Dấu đọcngắn (a) đủ để phân biệt các hình thức của cai, mai vân vân với a dàivà cay, may vân vân với a ngắn. Trong tiếngAnnam, chúng ta có một loạt các nguyên âm đôi, trong đó yếu tố thứ hai là i.Đó là ai, oi, ơi, ôi, ui và ay, ây, ngoài ra còn phải thêm ui củamột số hình thức do người Bắc Kỳ sử dụng. Yếu tố cuối này cũng có cùng tính chấttrong tất cả các hình thức này. Để chứng minh, chúng ta chỉ việc tìm tới các tiếngnói của người Mường vốn biến yếu tố cuối này thành n hay l, dùnguyên âm đứng trước là gì đi nữa. Chẳng hạn, trongtiếng Mường ở Quảng Bình, chúng ta có: Pun pun và pul pul thay cho bụi, pan thaycho vai, Pan và pol hay pâl thay cho bay;can thay cho cầy; puon hay puol thay cho bưởi, vânvân. Mặc dù yếu tố nàyvẫn là vậy, về bản chất, trong tất cả các hình thức, tuy nhiên chúng ta cũng phảiphân biệt hai loại, tùy theo yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi là dài hay ngắn,và chúng ta có loại ai, oi, ơi, ôi, ui và loại ay, ây, ui. Trongloại thứ nhất, vì giá trị của nguyên âm nổi trội, và định luật hấp thụ, yếu tốcuối dài hơn, nhẹ, mơ hồ hơn, đôi khi mở hơn; trong loại thứ hai, nó có âm khéphơn, ngắn hơn, rõ hơn, rõ nét hơn, vì cũng các lý do ấy. Đó là điều mà nhữngngười tạo ra chữ quốc ngữ đã muốn ghi nhận bằng cách đặt ở đó một i đơngiản, ở đây một y, ngoại trừ đối với các hình thức ít được sử dụng hơn ui.Làm sao diễn tả yếutố thứ hai này? Nhiều hệ thống được phép sử dụng. Hoặc duy trì hệ thống hiện tại;hoặc ngược lại với hệ thống này, đặt i tại nơi hiện tại người ta dùng y,và y vào chỗ hiện nay người ta viết i. Đó là hệ thống ôngAymonnier đã hình dung trong Nos transcriptions (Cách phiên của chúng ta),và đây là hệ thống Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đã chấp nhận. Chúng ta có thểbiện minh – người ta có thể dùng cùng một dấu cho mọi trường hợp hoặc y,hoặc i, như các thành viên của Hội đồng Cải cách Học chính địa phương đãlàm. Người ta có thể chấp nhận hệ thống này để đơn giản hóa, nhưng lại gặp phảimột khó khăn tôi sẽ trình bày sau. c. Người ta sẽkhông còn viết luy, chuy, tuy, vân vân, mà là lui, chui, tui, vânvân, với một dấu mũ trên i. Khi liệt kê trênđây các nguyên âm đôi với yếu tố cuối là i, tôi đã không đưa ra nguyênâm đôi vốn cho tới nay được viết là uy. Ấy là vì nguyên âm đôi này hoàntoàn khác với các nguyên âm đôi được liệt kê trước đó. Trong ai, ay,ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, chính yếu tố thứ nhất là yếu tố được nhấn mạnh,đóng vai trò chủ chốt trong cách đọc. Yếu tố thứ hai, khi là i, khi là y,không được nhấn mạnh. Trong uy, thì lại hoàn toàn ngược lại. Chính yếu tốcuối, tức y (=i) lại được nhấn mạnh. Yếu tố đầu, tức u, làmột bán nguyên âm môi không có dấu, không phải bán nguyên âm thông thường chúngta tìm thấy trong qui hay trong ngui (đôi khi thay cho nguy),mà là bán nguyên âm được làm dịu, nghĩa là có âm u trong tiếng Pháp haygần giống vậy. Qua đó, chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các hình thức viết luivà luy cho tới nay. Trong hình thức thứ nhất u được nhấn mạnhvà i vừa đủ để nhận ra; trong hình thức thứ hai, y là nguyên âm đầycủa từ, hoàn toàn như trong li (hay ly), nhưng có bán nguyên âm u,được làm dịu bớt, đặt ở trước. Hai hình thức lui và luy nàylà hoàn toàn khác nhau – tôi nói về cách đọc, bởi vì, theo từ nguyên học mànói, các hình thức ui và các hình thức uy lại có bà con rất gầntrong nhiều trường hợp. Nhưng đó không phải là vấn đề. Trong các cuộc họplấy quyết định về các thay đổi trong hệ thống quốc ngữ, ông Nordemann đã nhấn mạnhđể sự khác biệt này phải được duy trì trong chữ viết. Nhưng một số thành viên,khôn ngoan hơn theo lệ thường, còn đề nghị thêm dấu trên u trong cáchình thức có uy trong các sách xuất bản. Điều này có nghĩa là hoàn toànkhông biết gì về bản chất của nguyên âm đôi này, và tôi vui mừng khi thấy rằngchân lý đã thắng. Trong chính tả,hoàn toàn không thể không duy trì sự khác biệt giữa các hình thức có ui vàcác hình thức có uy. Làm thế nào?Chính để tạo sự khác biệt giữa hai hình thức này mà chữ quốc ngữ truyền thống,luôn sử dụng chữ u để viết yếu tố đầu, đã sử dụng khi thì y, khithì i, để viết yếu tố cuối của nguyên âm đôi. Người ta đã phê phán mộtcách chính đáng cách làm này. Về phương diện thực tiễn nó có cái lợi của nó.Khi thấy chữ y ở cuối một từ, người ta biết là u đặt ở trước phảiđược đọc mà không nhấn mạnh, và với âm của u trong tiếng Pháp hay gầnnhư vậy. Khi thấy i, người ta biết là u đặt ở trước phải được đọcvà nhấn mạnh, giống như với âm ou trong tiếng Pháp, trừ trường hợp của quivà ngui (thay cho nguy) trong đó u có âm ou nhưngkhông được nhấn mạnh. Nhưng về phươngdiện khoa học, cách làm này không biện minh được. Y trong luy cócùng giá trị như i trong bi, li. Tại sao lại làm khác đi? Vả lại,mọi thay đổi về âm hay về giá trị trong một yếu tố của một từ, đều phải được diễntả bằng sự thay đổi dấu diễn tả yếu tố này. Ở đây chính u có một giá trịkhác tùy theo các hình thức: sự thay đổi giá trị này của yếu tố thứ nhất đượcchỉ ra bởi sự thay đổi hình thức của yếu tố theo sau, được diễn tả chỗ này bằngi, chỗ nọ bằng y quả chẳng hợp lý chút nào. Những người sáng tạora chữ quốc ngữ đã làm đúng khi tạo ra sự khác biệt về giọng và giá trị, nhưnghọ đã ghi nhận các giá trị này và các âm khác nhau này bằng một cách thức khôngkhớp với các quy tắc của khoa học hiện đại. Họ đã chấp nhận đưa vào hệ thống củahọ một sự dị thường và đã phạm một lỗi đi ngược lại logic. Hệ thống mới lạicũng vấp phải chính các lỗi này. Dù dùng y hay i với dấu mũ, sự dịthường vẫn còn đó. Cũng một nguyên âm được diễn tả chỗ này bằng i thường,(trong bi, mi, li, vân vân), chỗ nọ bằng i với dấu mũ (trong cáchình thức viết cho tới nay bằng uy.). Sự thiếu logic cũng vẫn còn: ngườita cho thấy sự thay đổi giá trị của yếu tố thứ nhất luôn bằng cách thay đổi yếutố thứ hai của nguyên âm đôi. Hệ thống mới do đó chẳng hơn gì hệ thống cũ. Ngaycả cái lợi là xích lại gần với chính tả của tiếng Pháp cũng không có, bởi vì,theo tôi biết, không có trường hợp nào trong đó việc đặt dấu mũ trên chữ i lạichỉ một sự thay đổi của âm đi trước. Trong các phiên họpcủa Hội đồng, người ta đã nói đến việc dùng i với dấu tréma, để cho thấyi trong các hình thức bằng uy là tách biệt một cách rõ ràng. Vẫnlà không nhận ra điều gì tạo nên sự khác biệt một cách căn bản giữa các hình thứcui và hình thức uy. Cách viết cũng chẳng hay hơn. Người ta đã nói đủcả về các sự dị thường, về những sự không hợp lý của chữ quốc ngữ! Cũng cần lưuý ở đây là các nhà cải cách hiện đại của chúng ta cũng vấp phải chính những khókhăn vốn đã khiến các nhà chế tạo ra chữ quốc ngữ phải dừng lại, và đã giải quyếtcác khó khăn này cũng theo một kiểu, nghĩa là cũng bởi các dị thường và không hợplý. Các nhà chế tạo ra chữ quốc ngữ có được các hoàn cảnh để được châm chước: họkhông muốn tạo ra một công trình của các nhà thông thái, họ chẳng biết gì về nhữngquy tắc của khoa học hiện đại. Trường hợp của các nhà cải cách ngày nay thìkhông phải vậy. Nhưng người ta sẽnói với tôi rằng người ta đâu có muốn làm công trình khoa học. Người ta thấy rõđiều này. Nếu vậy thì tại sao lại thay đổi? Chỉ có một cáchthức thực sự logic để giải quyết khó khăn: đó là chấp nhận cho các hình thức cóuy, hoặc chữ w hoặc u (với dấu tréma) để diễn tả yếu tố thứnhất của nguyên âm đôi. Người ta đã lùi bước trước sự cải cách triệt để này.Người ta đã dừng lại giữa đường.Điều người ta đãlàm không phải là một cải cách thực sự, mà chỉ là một sự thay đổi. d. Người ta sẽkhông còn viết huynh, khuynh, khuya, mà viết là huinh, khuinh, khuia.Hệ thống cổ truyền sử dụng hai cách viết này để diễn tả hai hình thức của các từnày tùy theo các phương ngữ, một hình thức với bán nguyên âm u thông thườngcó âm ou (huinh, khuinh, khuya), và một hình thức với bán nguyênâm được làm nhẹ bớt, nghĩa là với âm u (huynh, khuynh, khuya).Hình thức thứ hai này không còn trong hệ thống mới. Như vậy, hệ thống mới nàyít khả năng hơn hệ thống cũ để diễn tả các sự khác nhau tinh tế của ngôn ngữAnnam. 4. “Y bánnguyên âm của i sẽ viết như vậy ở bên trong các từ” Hệ thống mới nhưvậy có khuynh hướng phân biệt bán nguyên âm với nguyên âm, diễn tả bán nguyênâm bằng y, nhưng chỉ bên trong các từ mà thôi, và nguyên âm bằng i.Nguyên tắc thì tốt. Nhưng tại sao lại không áp dụng mọi nơi mọi chốn. i củacác hình thức có ai, oi, ôi, ơi, ui, và tôi cũng có thể nói như vậy vềcác hình thức có ay, ây, là một bán nguyên âm trước con mắt của nhiêutác giả. Tại sao lại không diễn tả nó cũng bằng dấu của bán nguyên âm? Một bấthợp lý nữa – tại sao không áp dụng nguyên tắc này cho tất cả mọi bán nguyên âm?Tại sao không phân biệt u nguyên âm với u bán nguyên âm; o nguyênâm với o bán nguyên âm? Chính tả của Linh mục de Rhodes, khi ông viết hoa,doan, ngoai, vân vân, với dấu làm ngắn đi trên o bán nguyên âm xemra được chú ý tới nhiều. Người ta khôngphân biệt trong trường hợp nào thì y hay i bên trong các từ phảiđược xem như bán nguyên âm. Nói rõ ra điều này thì tốt hơn. Chắc chắn người tasẽ tiếp tục viết yêu, yên, yêng, vân vân; người ta sẽ viết hyêu,hyên, khyên, ngyên (nghiên hiện nay) vân vân; người ta sẽ viết byên,byêu, byêt, vân vân. Ít ra là tôi giả thiết như vậy. Nhưng tôi nghĩ tốt hơnlà nên soi sáng vấn đề và nói rõ. Tôi không nghĩ là giáo viên người Annam điềuhành trường tỉnh của chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề một mình. Từ nay, chúng tasẽ viết huyên, nguyên, quyên, duyên. Hãy dừng lại đôi chút ở các hình thứcsau cùng này. Một số từ trong đó nguyên âm đôi iê có bán nguyên âm môi uđặt trước, tùy theo phương ngữ, có hai hình thức, một với bán nguyên âm môithông thường, có âm ou của tiếng Pháp, một với bán nguyên âm được làm nhẹđi, có âm u trong tiếng Pháp. Chữ quốc ngữ cổ truyền dành cách viết iêcho hình thức thứ nhất (huiên, duiên), và cách viết yê chohình thức thứ hai hyên, duyên (như chúng ta đã thấy trên đây các hình thứccó ui và uy; huinh, khuinh, khuia, và huynh, khuynh,khuya). Đối với các từ có một hình thức duy nhất (u bán nguyên âm đượclàm nhẹ) người ta dùng cách viết yê (chuyên, luyên, khuyên, vânvân). Quy tắc này có những luật trừ và người ta viết nguyên, nguyêt, quyên,quyêt, mặc dù trong các từ này bán nguyên âm ở tình trạng bình thường.Nhưng nó cũng chế ngự một số lớn các trường hợp. Khi áp dụng chínhtả mới, nghĩa là dùng y khắp nơi, làm sao người ta có thể phân biệt đượchai hình thức tôi đã cho thấy ở trên? Người ta sẽ không phân biệt. Một lần nữa,hệ thống mới tỏ ra kém hơn hệ thống cũ, nó không diễn tả tốt hơn các điểm khácbiệt tinh tế của các âm trong tiếng Annam. Việc dùng y đểdiễn tả bán nguyên âm là rất hợp lý. Nhưng nguyên tắc phải được áp dụng cho tấtcả mọi trường hợp, và việc chấp nhận cách viết này kéo theo việc sử dụng một dấuđặc biệt cho u bán nguyên âm và những khác biệt tinh tế khác. 5. “đ sẽđược viết là d” Nghĩa là người tabỏ chữ đ có gạch ngang và thay thế bằng chữ d bình thường. Đó làmột cải cách người ta yêu cầu từ lâu. Nếu hệ thống mới chỉ gồm những cải cáchloại này, thì chẳng có gì để phê phán. 6. “c, k, q sẽđồng loạt được viết là k, các ví dụ đặc biệt: cua sẽ viết là kua;qua sẽ viết là koa” Đây cũng vẫn là mộttrong những cải cách không trọn vẹn, về hai khía cạnh, một mặt tốt, một mặtđáng lên án, vốn đầy rẫy trong hệ thống mới, bởi vì người ta không muốn làm việcmột cách khoa học và không muốn logic cho tới cùng, bởi vì người ta đã dừng lạigiữa đường, giải quyết một khó khăn bằng một dị thường. Dự án viết các chữc, k, q, bằng một chữ k duy nhất đọc trong cổ và là âm điếc khôngphải là mới. Nhưng những người đưa ra dự án này, các ông Aymonnier, Chéon, cácthành viên của Hội nghị các nhà Đông phương học tại Hà Nội cũng đề nghị diễn tảbán nguyên âm tiếp theo sau q bằng chữ w. Đây là hậu quả logic củaviệc chấp nhận k thay cho q. Các nhà cải cách hiện tại có lẽ đãlùi bước trước sự xáo trộn cách viết đã diễn ra do việc chấp nhận chữ w.Chính vì vậy mà họ đã đi tới chỗ chấp nhận cách viết koa thay cho qua.Bởi vì người tathay c và q bởi cùng một chữ là k, người ta đâm ra lúngtúng trước các từ cho tới nay được viết là cua và qua. Ở đây,chúng ta cũng đứng trước những khác biệt căn bản chúng ta đã thấy trên đây giữacác hình thức có ui và các hình thức có uy. Trong cua, chínhu, một nguyên âm đầy đủ, mới là chữ được nhấn mạnh, trong khi a,nguyên âm được giảm nhẹ, không được nhấn mạnh. Trong qua, chính a mớilà một nguyên âm đầy đủ, được nhấn mạnh, trong khi u là bán nguyên âmbình thường. Chữ Quốc ngữ cổ truyền diễn ta sự khác biệt này bằng cua ởchỗ này và qua ở chỗ nọ. Theo dự án được Hội nghị các nhà Đông phương họcchấp thuận, chúng ta sẽ có kua và kwa. Cách viết sau mới là cáchviết logic nhất. Hệ thống mới viết kua (cua) và koa (qua). Một điều dị thườngvà một sự không chính xác. Không chính xác,bởi vì chúng ta chỉ cần nghe bất cứ người Annam nào nói là có thể thấy rằngtrong từ qua, âm được diễn tả bằng u là ou trong tiếngPháp chứ không phải o. Đây là bán nguyên âm bình thường dưới dạng điếc,hoàn toàn khác về âm với bán nguyên âm dạng kêu được diễn tả bằng o.Nghe một người Annam đọc các từ qua, que, qué và các từ khoa, khoe,người ta sẽ thấy ngay sự khác biệt. Tất cả các tác giảđều đồng ý với ý kiến này. Giám mục Taberd, trong lời Tựa của cuốn Dictionnarium,tr. 8, “q est in usu et exprimitur ut in linguâ latinâ/ được sử dụng vàdiễn tả như trong tiếng latinh”. Ông Chéon, Cours, tr. 3, “qu cócùng giá trị như trong quatuor”. Linh mục Vallot, Grammaire, tr17, “qu đọc là cou” – Chỉ có ông Nordemann, Méthode de langueAnnamite, tr. 12, diễn tả như thế này“<âm oa tiếng Pháp được diễn tảthành oa trong oan, loan, soa> được viết là ua sau phụ âm q,chẳng hạn: quan, qua”, và viết tiếp ở phần chú thích “sẽ hợp lý hơn nếuviết koan, koa”. Tại sao lại hợplý hơn? Vì cách đọc? Nhưng chúng ta đã thấy, theo các tác giả được nói đến trênđây và người ta có thể thấy khi nghe một người Annam gặp lần đầu tiên nói, rằngqua không đọc như koa – Vì lý do từ nguyên học? Nhưng khi chúngta liệt kê danh sách tất cả các từ Hán Việt bắt đầu bằng qu, và chúng tasẽ thấy là các từ này tương ứng với các hình thức được diễn tả bằng ku, kou hayko trong phương ngữ người Hoa, nghĩa là bao gồm bán nguyên âm có dạng điếc.Chỉ có mấy luật trừ khi bán nguyên âm gần với âm nguyên âm của từ. Chẳng cần phảikê ra các ví dụ ở đây. Một số tác giả, như Linh mục Couvreur, sử dụng khi thìcách viết kou, khi thì cách viết ko. Nhưng không nên để mình bịđánh lừa bởi cách viết sau này. Chúng tôi đã lưu ý trong lời tựa là oai đọcnhư ouai trong từ douai của tiếng Pháp, hay như we trong werecủa tiếng Anh; oei đọc như oui trong enfoui; nghĩa làtrong tất cả các từ này, dù dùng cách viết nào, bằng ou hay bằng o,người ta đều muốn diễn tả bán nguyên âm dưới hình thức điếc. Chúng ta hãy thửxem điều ngược lại: Linh mục Couvreur, vốn đã dùng, tôi không hiểu vì lý do gì,cách viết o trong Dictionnaire chinois-français và trong Dictionnariumđược in năm 1890 và 1892, ít lâu sau đó đã muốn điều chỉnh cách viết củamình theo đòi hỏi của lỗ tai người Pháp đã buộc phải từ bỏ cách viết bằng o vàchấp nhận cách viết bằng ou trong Petit dictionnaire chinois-françaiscủa ông in năm 1903. Ở đây, tại thuộc địa Pháp, những người theo đuổi mụctiêu chính –biên bản các cuộc họp cho phép chúng ta nghĩ như vậy – là Pháp hóacách viết truyền thống, đã từ bỏ cách viết bằng u và chấp nhận cách viếtbằng o. Quả là bất nhất làm sao ! Tệ hơn nữa, một sự không chính xác nhưchúng ta đã thấy. Cả ở đây nữa, cácnhà cải cách hiện đại bị đặt trước cũng khó khăn ấy vốn đã làm cho những ngườisáng chế chữ quốc ngữ phải dừng bước. Những người sáng chế ra chữ quốc ngữ đãgiải quyết khó khăn bằng cách chấp nhận, chỗ này thì dùng c (cua), chỗ nọdùng q (qua). Đây là một sự thiếu logic, tôi sẵn sàng cho là như vậy, vàbiện pháp chẳng có chút gì khoa học: chính giá trị của u thay đổi, chứkhông phải âm họng ở đầu phải thay đổi hình dạng. Nhưng sự thiếu logic này cóthể được châm chước. Những người sáng chế chữ quốc ngữ đều bị bao phủ bởi việcsử dụng xa xưa của tiếng Latin đối với chữ q khi âm họng có bán nguyênâm đi theo. Cách viết của họ không có gì là khác thường, nhất là không có gìsai. Họ được hưởng những hoàn cảnh làm nhẹ “tội”, và nhất là cách họ giải quyếtkhó khăn lại chính đáng hơn cách của các nhà cải cách hiện tại. Ông Nordemanncũng chủ trương, trong Méthode, tr. 12, rằng que phải được viếtlà koe; tr. 14, quan, quanh đáp ứng với koan, koanh. Ông dựatrên lý do gì? Ông không nói ra. Không phải tại vì cách người ta đọc các từnày. Tôi không thể nghĩ rằng ông Nordemann lại nhầm lẫn đến độ nghe ra koa,koan, koe, vân vân, khi người dân nói qua, que, quan, vân vân; vàgiá trị của u được tất cả các tác giả, những người đã nghiên cứu phươngngữ Bắc Kỳ cũng như các người khác đã thừa nhận, tôi không thể chấp nhận đượclà ở Bắc Kỳ người ta đọc như ông Nordemann mong muốn. – Có lẽ là do nguyên âm củacác từ này. Ông Nordemnn chỉ khuyên sử dụng cách viết bằng ko đối vớicác từ trong đó nguyên âm là một nguyên âm mở, a, a, e. Vì nguyên âm nàymở, nên bán nguyên âm đi trước cũng phải được đọc và viết với hình thức mở o.Lý do này, giả thiết là ông Nordemann đã đưa ra cho mình, không có giá trị. Bởivì, âm họng mở đầu dù là âm họng mạnh thuần túy k (q), dù là âm họngmũi, ng, luôn đòi hỏi là sau nó phải là bán nguyên âm với hình thức điếcthông thường, trong khi các phụ âm khác ở đầu chấp nhận hoặc chỉ bán nguyên âmgiảm nhẹ, hoặc hai hình thức, một với bán nguyên âm giảm nhẹ, một với bánnguyên âm thông thường. Quá dài để triển khai ở đây vấn để về ngữ âm. Bản tómlược các hình thức không cho biết liệu chúng ta sẽ viết koan, koanh, koang,koe, koen, vân vân thay cho quan, quanh, quang, que, quen, vân vân haykhông. Nếu viết, thì chỉ tổ làm gia tăng con số những cách viết không chínhxác: kể đã quá lắm rồi khi viết koa thay cho qua. Ngoài ra, ở đây,tôi còn muốn cho thấy là cái hệ thống mới này còn kém hơn cả hệ thống cũ trongcách ghi các hình thức khác nhau của tiếng Annam. Chúng ta hiện nay có các hìnhthức quôc, và cuôc (cuốc, nước), hai hình thức này khácnhau, u trong hình thức thứ hai nhạy