Câu chuyện về môi trường

Cụm từ “môi trường” có lẽ đã được nhắc rất nhiều trong những năm gần đây. Dù vẫn rất nhiều những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, thế nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của các Tổ chức, Cộng đồng trong việc nâng cao ý thức người dân, hướng đến một cuộc sống “xanh” hơn, an toàn hơn. Hãy cùng khám phá 3 câu chuyện môi trường sẽ diễn ra trong năm 2021 nhé!

*

2021 sẽ là một năm đầy khó khăn và những thách thức mới khi COVID-19 tiếp tục gia tăng bất chấp việc tiêm chủng đã bắt đầu ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, khủng hoảng biến đổi khí hậu và ô nhiễm rác thải nhựa cũng là những thách thức nghiêm trọng đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia. Và năm 2021 được dự đoán sẽ là là năm mà đạt được nhiều bước đột phá lớn để xây dựng một thế giới lành mạnh, bền vững và bình đẳng hơn.

Bạn đang xem: Câu chuyện về môi trường

1. COP 26

COP lần thứ 26, hay còn gọi là Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, nơi mà các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao trên thế giới họp bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh vào tháng 11/2021. Đây sẽ là một sự kiện quan trọng có tính chiến lược vì nó đánh dấu 6 năm kể từ khi Thỏa thuận Paris được 196 bên thông qua, kêu gọi các quốc gia giảm lượng khí thải carbon, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vào năm 2050.

*
Hội nghị COP 25 đã được tổ chức tại Paris vào năm 2015

2. Khôi phục hệ đa dạng sinh học

Các loài sinh vật đang trải qua tốc độ tuyệt chủng lớn nhất trong hơn 60 triệu năm. Trong đó, san hô là một trong những loài có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo một nghiên cứu năm 2021 của Đại học California, Los Angeles, sự gia tăng của ô nhiễm đại dương, dẫn tới nồng độ axit và nhiệt độ nước biển tăng. Điều đó gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình tạo rặng của san hô. Nếu ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đại dương không được kiểm soát triệt để, dần dần sẽ gây nên tình trạng “tẩy trắng” và tử vong ở san hô.

Thực tế, san hô cung cấp một hệ sinh thái biển tự nhiên, tạo ra nhiều lợi ích sinh học và lợi ích kinh tế cho con người, vậy nên chúng cần được sự chung tay bảo vệ từ con người.

Xem thêm: Chơi Game 7 Viên Ngọc Rồng 2 9, Game Songoku 9

*
Rặng san hô là nơi sinh sống, trú ẩn của hàng triệu sinh vật biển

3. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

Trước sự lây lan nghiêm trọng của dịch bệnh, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), khẩu trang y tế, găng tay nhựa đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đã có hơn 52 tỷ chiếc khẩu trang y tế được sản xuất vào năm 2020 và 1,56 trong số đó đang trôi nổi ở khắp các đại dương trên toàn cầu.

Mỗi năm, ô nhiễm rác thải nhựa ở đại dương giết chết khoảng 100.000 động vật có vú, rùa biển, hơn một triệu loài chim biển và hàng triệu loài cá cùng các loài khác. Hơn nữa, nó tác động rất lớn đến các cộng đồng và nền kinh tế ven biển, những người dựa vào đại dương để kiếm sống.

Ngay lúc này đây, nhận thức về tinh tính nghiêm trọng của ô nhiễm rác thải nhựa ở đại dương là vô cùng cấp bách. Hơn bao giờ hết, đã đến lúc con người cần phải giảm thiểu tình trạng trạng này bằng cách hạn chế nhựa sử dụng một lần và hướng đến những vật liệu nhựa phân hủy sinh học mới, có khả năng thay thế PP/PE truyền thống, thân thiện với môi trường.

*
Rác thải nhựa tràn lan trên bờ biển

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang đe dọa làm mất cân bằng tự nhiên và xã hội con người, nhưng khả năng chống chọi với nhiều thách thức của lịch sử đã cho thấy rằng chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi. Cùng nhau, chúng ta khôi phục, cùng trả lại màu xanh hy vọng cho đất mẹ thiên nhiên.