Chiên tranh thê giơi thư 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên Thế giới – bao gồm tất cả các cường quốc, tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng minh và Phe Trục.

Bạn đang xem: Chiên tranh thê giơi thư 2


Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã qua đi một thời gian khá dài rồi nhưng những hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh này gây ra vẫn còn là nỗi đau âm ỉ mỗi khi được nhắc lại.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2.

Tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên Thế giới – bao gồm tất cả các cường quốc, tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng minh và Phe Trục.

– Năm 1951, một hiệp ước hòa bình giữa Nhật Bản và Đồng Minh được ký kết. Năm 1990, một hiệp ước liên quan đến tương lai của Đức cho phép hai phần Đông và Tây của nước này thống nhất đã được thông qua, giải quyết hầu hết các vấn đề tồn đọng sau chiến tranh Thế giới thứ 2. Cho đến khi Liên Xô giải tán, giữa 02 nước Xô – Nhật không có hiệp ước hòa bình chính thức được ký.

*

Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã để lại hậu quả kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1945 – 1957. Thế giới từ chỗ đã cực đã chuyển thành lưỡng cực với sự thống trị tuyệt đối của hai nước thắng trận mạnh nhất Liên Xô và Hoa Kỳ.

– Trung Quốc: Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng đã làm nhân dân quá mệt mơi. Tuy nhiên, sau 04 năm Quốc Dân Đảng đã mất khả năng chống đỡ và bị Đảng Cộng sản đánh lui, phải chạy về đảo Đài Loan. Trên phần đất trung Hoa đại lục rộng lớn, Đảng Cộng sản đã thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân trung Hoa năm 1949. Quốc Dân Đảng chỉ còn kiểm soát đảo Đài Loan. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ đã khiến Cộng Hòa nhân dân trung Hoa không thể đổ bộ lên Đài Loan.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Mặt Nạ Dưỡng Da Mùa Hè (Phần 2), Cách Đắp Mặt Nạ Dưỡng Ẩm Vào Mùa Hè Hiệu Quả Nhất

– Châu Âu:

Chiến tranh Thế giới thứ hai dẫn tới hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

– Liên Xô: Vào giai đoạn cuối chiến tranh, Xô viết đã chiếm được phần lớn các nước Trung Âu và Đông Âu. Trong tất cả các nước Trung Âu, trừ Áo và Hy Lạp, chính quyền của các Đảng Cộng sản được thiết lập. Liên Xô còn sáp nhập các nước vùng Bltic như Estonia, Latvia và Litva trở thành nước cộng hòa thành viên.

– Nhật Bản và Triều Tiên:

+ Bán đảo Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia đôi, thành lập hai chính phủ riêng biệt vào năm 1948. Miền Bắc dưới sự bảo trợ của Liên Xô đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, còn miền nam được Hoa Kỳ hỗ trợ thành lập chính quyền chống cộng sản Đại Hàn dân Quốc.

+ Sau nhiều xung đột nhỏ lẻ, cuối cùng 02 chính quyền này cũng đã gây ra cuộc chiến đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ 1950 – 1953. Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên có sự tham gia của quân Liên Hợp Quốc. Hiện nay hai miền Triều Tiên vẫn đang bị chia cắt.

– Thay đổi biên giới Liên Xô, Ba Lan và Đức:

Bốn triệu người Ba Lan bị đuổi khoit những vùng mà quân Xô Viết mới chiếm đóng. Vùng ranh giới mới bị thay đổi này được lấy lại từ cuộc chiến tranh Nga – Ba Lan năm 1919 – 1921. Những thành phố Ba Lan trước đó như L’vov nay nằm dưới quyền kiểm soát của Chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraina.

– Thuộc địa của Châu Âu giành lại độc lập:

Sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, những nước Đế quốc châu Âu đã phải từ bỏ các thuộc địa cũ của mình. Có những nước phi thực dân hóa một cách hòa bình như Hòa Kỳ trả lại độc lập cho Philippines năm 1947; Anh trả Ấn Độ và Pakistan năm 1948. Những nước như Pháp và Hà Lan lại không muốn từ bỏ chính sách thực dân, khiến các thuộc địa như Việt Nam sau khi đã có Tuyên ngôn độc lập lại phải tiếp tục chiến đấu trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ I …

Như vậy, hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 một cách sơ lược nhất. Mong rằng những kiến thức trên sẽ có ích đối với Qúy bạn đọc.