CHIỀU CAO CÂN NẶNG CỦA TRẺ TỪ 0-18 TUỔI

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều hiện nay. Bởi việc theo dõi cân nặng, chiều cao hay các chỉ số khác của trẻ trong những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Nó thể hiện bé phát triển tốt hay không, thiết chất dinh dưỡng gì, cần luyện tập ra sao.

Bạn đang xem: Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi

Đây chính là cơ sở chính xác nhất để các bậc phụ huynh hiểu hơn về cơ thể của bé cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Vậy cách tra cứu bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ như thế nào cho đúng? Chỉ số nào ba mẹ cần lưu ý? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!


*

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-10 tuổi


Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng của trẻ

Hiện nay có rất nhiều bảng đo tiêu chuẩn khác nhau nhưng không phải thông tin nào cũng đúng. Vì vậy, bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ em WHO công bố là một trong những thông tin đáng tin cậy nhất.

Trong đó:

Kết quả trung bình (TB): Trẻ phát triển bình thườngKết quả Kết quả > +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (tính theo cân nặng) hoặc quá cao (tính theo chiều cao)

Việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ nói lên tình trạng thể chất trong một thời điểm nhất định. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn còn có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Đối với trẻ từ 0 – 10 tuổi

Đối với trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi ta tra theo bảng trên. Có 3 chỉ số cần lưu ý trong giai đoạn này:

Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Nếu chỉ số Chỉ số chiều cao tính theo tuổi: Nếu chỉ số Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số

Đối với trẻ từ 10 – 18 tuổi


*

Cách tính chỉ số BMI của trẻ


Từ 10 – 18 tuổi là thời điểm vàng để trẻ nhỏ phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Đây cũng là lúc bé đi học, vui chơi và tập luyện thể dục thể thao rất nhiều. Trẻ ở giai đoạn này cần tra theo chỉ số BMI

Công thức BMI khá đơn giản vì chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ trong một thời điểm nhất định. Dựa vào đó, các bậc phụ huynh có thể biết con mình đang nằm trong diện béo phì (cần giảm cân) hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng (cần tăng cân) hay không. 

Cụ thể: BMI=Cân nặng (kg)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m) 


*

Cách tra chiều cao cân nặng chuẩn theo chỉ số BMI


Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho các bé

Cách đo chiều cao cho trẻ được phân thành 2 giai đoạn chính, đó là dưới 2 tuổi và trên 2 tuổi. Lý do là bởi dưới 2 tuổi cần thước đo chuyên dụng và thực hiện ở tư thế nằm. 

Đối với bé dưới 2 tuổi

Các bước cụ thể như sau: 

Đầu tiên, ba mẹ cần cho con nằm ngửa, phần đầu phải chạm sát vào một bên cạnh của thước đo. Bạn cũng nên nhờ một người giữ cho đầu trẻ nằm yên và mắt nhìn lên trần nhà.Tiếp đến, giữ hai đầu gối của trẻ thẳng ra và áp sát vào thước đo, như vậy sẽ giúp ba mẹ lấy được kết quả chính xác nhất. 

Trong giai đoạn đặc biệt này, các bậc phụ huynh nên đo chiều cao và cân nặng của bé đều đặn 1 lần/tháng để biết bé có phát triển tốt hay không. Qua đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. 

Đối với bé trên 2 tuổi

Lúc này, vì bé đã đứng vững nên bạn có thể đo bằng thước đo chiều cao cố định gắn vào tường. Các bước cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra thước đo đã được cố định thẳng đứng, thân thước được dựng vuông góc với sàn nhà.Để bé đứng sát vào vị trí có thước đo được cố định sẵn và chú ý không mang giày dép, đứng thẳng người và lưng áp sát vào tường.Ba mẹ sẽ dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu trẻ đảm bảo vuông góc với thước đo, đọc và ghi lại kết quả.

Cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn cho bé


Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn cho trẻ

Việc đo cân nặng cho bé cũng không quá phức tạp và có thể dùng được nhiều loại cân khác nhau. Sau khi đo xong, ba mẹ chú ý so sánh đối chiếu với các chỉ số trong bảng cân nặng để nắm rõ tình trạng sức khỏe của con.

Với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, ba mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Đặt cân ở vị trí bằng phẳng và đảm bảo kim đang chỉ ở sống 0 để lấy kết quả chính xác nhất. Thời điểm cân lý tưởng là vào buổi sáng lúc con mới ngủ dậy.Bỏ hết mũ, áo khoác, giày dép và các vật dụng không cần thiết.

Xem thêm: Triết Lý Nhân Sinh Cuộc Đời, 18 Triết Lý Nhân Sinh Của Cuộc Đời

Với trẻ lớn hơn 5 tuổi thì việc đo cho bé dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bảo bé bước lên cân và ngồi yên trong khoảng 15 – 20 giây là xong.

Các tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ

Ngoài hai yếu tố chính đã nêu ở trên thì còn rất nhiều những yếu tố phụ khác đánh giá sự phát triển của trẻ. Nếu các bậc phụ huynh muốn hiểu rõ con mình hơn, từ đó xác định hướng chăm sóc cũng như giáo dục tốt thì tuyệt đối không nên bỏ qua những ý sau: 

Phát triển về thể chất

Phát triển về thể chất được xem là nền tảng cơ bản để phát triển trí tuệ sau này. Đây cũng là lý do tại sao đa phần các loại sữa công thức hay thực phẩm bổ sung đều đánh mạnh vào yếu tố sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Thể chất có phát triển hay không đều có thể quan sát dễ dàng. Ví dụ như: 

Trẻ có thể tùy ý điều chỉnh tốc độ đi và chạy nhanh hoặc chậm theo ý muốn, theo hoàn cảnh cụ thể hoặc theo hiệu lệnh.Các bé có thể nhận dạng nét chữ, hình vẽ, phân biệt sự vật, hiện tượng và theo mẫu.Nếu cho một mục tiêu cụ thể, trẻ có thể ngắm và ném trúng đích chính xác. 

Phát triển về nhận thức

Phát triển về nhận thức hiểu đơn giản là quá trình trẻ nhỏ tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm cũng như giác quan. Đây là tiêu chí đánh giá phức tạp, bao gồm các quy trình như: tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự ước lượng, sự đánh giá, sự tính toán hay kỹ năng giải quyết vấn đề,…

Vì vậy nếu muốn kiểm tra tiêu chí này, ba mẹ cần quan sát trẻ trong thời gian dài và có bài kiểm tra phù hợp: 

Bé có khả năng phân biệt các sự vật xung quanh mình nhờ vào các đặc điểm nổi bật của chúng.Trẻ đã có thể làm quen khái niệm về số lượng, đếm số chuẩn từ 1 – 10 theo chiều tăng hoặc giảm dần.Hiểu về các khái niệm thời gian như ngày, giờ, tháng hay năm, hôm nay, hôm qua, ngày mai,… Bé cũng hiểu sơ qua và biết giải thích về các hiện tượng đơn giản xung quanh. Ví dụ như tại sao mặt trời lên sẽ có ánh nắng?Trẻ cũng biết chơi đóng vai và phân biệt thế nào là tình huống thật và tình huống tưởng tượng,… 
*

Tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ


Khả năng về ngôn ngữ

Đây có lẽ là tiêu chí mà rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu. Đặc biệt là khi các bé chuẩn bị đi nhà trẻ, mẫu giáo, rời xa ba mẹ thì việc giao tiếp chính xác, cụ thể với ba mẹ và những người xung quanh là điều quan trọng. 

Ví dụ khi nghe kể chuyện, đọc thơ mà bé không ngắt lời là một dấu hiệu điển hình. Lý do là bé đã hiểu câu chuyện đó theo đúng mạch kể của người khác. Ngoài ra, trẻ cũng biết cách thể hiện cảm xúc như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt: Vui buồn, tức giận, bất ngờ,…

Sau một thời gian rèn luyện cùng ba mẹ, ông bà thì bé có thể nghe đọc và kể lại được câu chuyện. Tuy không thực sự mạch lạc và chuẩn chỉ nhưng đây cũng là dấu hiệu nổi bật về khả năng ngôn ngữ mà bạn không nên bỏ qua. 

Ngoài ra, các bé cũng có thể nhận biết số ký hiệu quen thuộc, có khả năng vẽ và sáng tạo các hình ảnh đơn giản theo cách riêng của mình.

Quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh

Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng nhưng không thực sự nhiều người để ý đến vấn đề này. Đặc biệt trong thời đại bận rộn như hiện nay, không nhiều bậc phụ huynh dành thời gian bên con để theo dõi bé: 

Thực hiện hoàn chỉnh những công việc được giao hay không?Các bé hiểu được bản thân mình cần có trách nhiệm tuân thủ theo những quy tắc, thời gian biểu hàng ngày.Trẻ thể hiện cảm xúc cá nhân, dành thời gian, lời nói hay hành động quan tâm những người xung quanh. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng của bé

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng của trẻ cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu hiểu rõ những yếu tố này và biết điều chỉnh cho phù hợp thì thể chất cũng như trí tuệ của trẻ sẽ được cải thiện theo thời gian. 

Gen di truyền

Ngay từ khi hình thành, bào thai đã nhận được mã gen từ bố mẹ và bắt đầu phân hóa, phát triển và dần hoàn thiện. Do đó, những yếu tố về thể chất cơ bản như chiều cao, cân nặng phụ thuộc khá nhiều vào chiều cao và cân nặng của bố mẹ. 

Chính vì lý do này mà gen di truyền – yếu tố nội sinh có đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Theo các nhà khoa học, gen quyết định 23% đến chiều cao của trẻ sau này. Ba mẹ thấp còi, nhỏ bé rất khó để sinh ra đứa con cao lớn, phổng phao được đúng không nào? 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn, thậm chí là mang tính quyết định đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, mốc thời gian về dinh dưỡng phải tính từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đây là khoảng thời gian trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan chính. 

Chính vì lý do này mà trong thời gian mang thai, chị em cần bồi bổ thêm chất dinh dưỡng từ thực phẩm hay sữa công thức hàng ngày. Để đảm bảo đúng liều lượng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và dựa vào thể trạng của mình. 

Từ 0 đến 18 tuổi, trẻ nhỏ cần được bổ sung thêm các dưỡng chất đa dạng, đặc biệt là canxi, protein, đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết. Như vậy mới có đủ sức khỏe để học tập và phát triển toàn diện nhất.


*

Chế độ dinh dưỡng đúng và đủ ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ


Bệnh tật

Trong giai đoạn phát triển bình thường của trẻ nhỏ, việc mắc một số chứng bệnh như cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao hay cân nặng của trẻ. Ví dụ như táo bón, còi xương, suy dinh dưỡng, viêm phổi hay viêm phế quản,…

Đặc biệt là việc dùng kháng sinh điều trị bệnh – nguyên nhân chính khiến trẻ không phát triển được như bạn bè. Do đó, ba mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát. Như vậy mới sớm phát hiện và điều trị các chứng bệnh kịp thời. 

Môi trường sống

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của con người. Các yếu tố được quan tâm hàng đầu đó chính là đất, nước, không khí hay tiếng ồn, ánh sáng,…

Môi trường sống trong lành, an toàn sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ngược lại, nếu phải ở một nơi có ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước hay tiếng ồn liên tục thì chắc chắn không chỉ sức khỏe mà tinh thần của bé cũng bị ảnh hưởng.

Tập luyện vận động cơ thể

Đây cũng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ với trẻ em thôi đâu là lứa tuổi nào cũng vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (bơi lội, bóng rổ, cầu lông,…) thường có chiều cao tốt hơn so với nhiều bạn bè đồng trang lứa. 

Đặc biệt, bóng đá hay bóng rổ đều những môn thể thao mang tính đồng đội cao. Những bộ môn trên được khuyến khích do có thể giúp trẻ hoạt động phối hợp toàn thân cũng như nâng cao thể chất rất tốt. 

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ, một số tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số cụ thể. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, ba mẹ sẽ hiểu rõ mình cần làm gì để con có một sức khỏe tốt nhất, luôn vui tươi và có điều kiện phát triển trong tương lai!