Chó đi 2 chân đội nón

Người ta cho rằng loại chó này là yêu khuyển trá hình, tuy ở thân chó nhưng hễ chủ vắng nhà thì nó sẽ nhảy lên nằm võng rồi tự đưa như người thường.


Bạn đang xem: Chó đi 2 chân đội nón

Chó là loài vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ được nhắc đến nhiều trong công việc săn bắt, trông nhà, thú cưng… dân gian còn lưu truyền lại những điều lý thú và không kém phần rung rợn về chó. Một trong số đó là giai thoại về chó đội nón mê.

Chó nuôi và những điềm tốt


*

Nuôi chó từ lâu đã trở thành một thú vui được nhiều người ưa thích. Đối với người Việt Nam, trước khi có các giống chó nước ngoài du nhập, thì chó cỏ là sự lựa chọn phổ biến nhất, hoặc với các "dân chơi" những cái tên như Bắc Hà, Phú Quốc, Mông Cộc… luôn được đánh giá cao. Ở nhiều vùng quê, người ta còn tin rằng đặt tên cho chó càng xấu càng dễ nuôi. Cũng vì chăm sóc cho chó chu đáo nên từ lâu trong dân gian đã có không ít quan niệm tốt – xấu trong cuộc sống liên quan đến loài vật này.


*

Xem thêm: Tài Liệu Hướng Dẫn Cắt May Áo Dài, Dạy Cắt May Áo Dài

Ngoài chó đen, con chó có cả 4 chân đều còn thừa ngón (tứ túc huyền đề) cũng được xem là một dấu hiệu tốt, giúp gia chủ làm ăn phát tài.


Trong dân gian còn lưu truyền giai thoại kể về loài chó mực là khắc tinh của yêu ma. Ngày xưa, phụ nữ sinh nở thường lấy múa cho đen vẩy ở quanh buồng đẻ để trừ tà, không cho chúng đến quấy phá, đặc biệt là kỵ giặc Phạm Nhan. Tương truyền, Phạm Nhan là viên quan dưới thời nhà Nguyên, giỏi thuật phù thủy, thường làm bậy trong cung cấm nên bị vua Nguyên xử tử. Tuy nhiên, hắn được cho cơ hội đoái công chuộc tội, phải dẫn quân đi xâm lược nước ta. Khi bị Hưng Đạo Vương bắt sống trong trận Bạch Đằng, ngài phải dùng đến thần kiếm mới xử tử hắn được. Trước khi bị chém đầu, Phạm Nhan đòi ăn, Hưng Đạo Vương bèn đáp cho hắn ăn máu bà đẻ. Từ đó về sau, hồn của Phạm Nhan thường tòm đến sản phụ để hớp hồn họ. Theo một số kinh nghiệm dân gian, để trừ tà Phạm Nhan sản phụ còn cần ăn dồi, ăn thịt chó đen và chôn xương chó ở chân giường để việc trừ tà được linh nghiệm.

Ngoài ra, sự phát tài còn được gắn với việc chó tự tìm đến nhà, vì người ta cho là tiếng sủa của chó khá gần âm với từ "giàu".

Kiêng kị chó đội nón mê



Không chỉ được gắn với vận may, đôi khi chó cũng có những kiêng kỵ. Theo quan niệm dân gian, cần tránh nuôi loại chó trắng, nhất là chó trắng có mũi màu đỏ. Sở dĩ có kiêng kỵ như vậy vì người ta cho rằng loại chó này là yêu khuyển trá hình, tuy ở thân chó nhưng hễ chủ vắng nhà thì nó sẽ nhảy lên nằm võng rồi tự đưa như người thường. Chẳng những vậy, vào những đêm trăng thanh vắng, chó trắng mũi đỏ cũng sẽ đội nón mê, chống gậy đi trên mái nhà bằng hai chân sau như người. Loài yêu khuyển này thường đi gặp yêu ma và kể rõ sự tình trong nhà , xúi giục lũ yêu ma quấy rầy nhà chủ, gây ra bệnh hoạn làm đâu ốm thành viên trong nhà.



Chó "lê trôn" (chà, kéo hậu môn sát đất) cũng là điềm gở trong nhà, nếu chủ thấy phải bán đi ngay để trừ tai họa. Những con có chỉ đẻ một con hoặc toàn chó cái cũng được xem như điềm báo cho sự đau ốm hoặc tiêu hao tài sản của chủ nuôi.