Chữa Hăm Cổ Ở Trẻ Sơ Sinh

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phố biến, đặc biệt thường gặp ở những trẻ bụ có nhiều ngấn. Tuy đó không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu để lâu ngày không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây đến tình trạng viêm, loét, gây đau đớn cho trẻ. Vậy để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé!

Nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ

Trẻ sơ sinh – nhất là những bé bụ bẫm thường có nhiều ngấn (nếp gấp) tạo thành các kẽ nhỏ ở cổ, tay, đùi. Tại những kẽ này, mồ hôi, bụi bẩn (người xưa hay gọi là ghét), sữa hay thức ăn bị rơi, chảy xuống sẽ đọng lại, đặc biệt là ở các ngấn cổ. Từ đó tạo điều kiện cho các vết hăm xuất hiện.

Bạn đang xem: Chữa hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ thường có những mảng da theo đường ngấn cổ bị nổi đỏ, sưng bì hơn những chỗ bình thường một chút và có trường hợp còn đi kèm các mụn nước li ti.

*

Vết hăm thường xuất hiện ở những nơi nhiều ngấn như cổ, tay, bẹn

Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ có nguy hiểm không?

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, rất dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như bụi bẩn, mồ hôi, phấn hoa, sữa, đồ ăn…Khi đọng lại ở những vùng ngấn mà không được vệ sinh sạch sẽ dịp thời dễ dẫn đến tình trạng hăm da.

Đối với những mảng hăm ở cổ tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu: ngứa ngáy, ngủ không ngon giấc và nếu không được xử ký kịp thời sẽ có nguy dẫn đến viêm loét da gây đau, xót ở vùng hăm.

*

Hăm ở cổ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc

Cha mẹ cần làm gì để chữa hăm cổ ở trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn, cha mẹ hãy tham khảo và sử dụng cho bé trong trường hợp cần thiết nhé nhé!

Chữa hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng kem chống hăm: Cha mẹ có thể tìm mua kem chống hăm ở các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ cho bé để bôi trực tiếp vào vùng bị hăm. Trước khi bôi mẹ nhớ vệ sinh, lau rửa vùng cổ bị hăm với nước ấm, sau đó dùng khăm mềm thấm khô rồi bôi một lớp kem chống hăm mỏng. Các mẹ chú ý, nên chọn các loại kem có nguồn gốc, xuất sứ rõ rang, lựa chọn các sản phẩm không có hóa chất gây hại cho bé.

Xem thêm: Mẹo Chữa Ho, Ho Có Đờm Cho Bé Bằng Rau Diếp Cá Với Nước Vo Gạo

*

Hằng ngày mẹ nên vệ sinh sạch cho các bé đặc biệt ở những vùng ngấn

Trị hăm cổ cho bé sơ sinh theo phương pháp dân gian: Giải đáp thắc mắc câu hỏi bé bị hăm cổ phải làm sao, nhiều mẹ đã truyền tai nhau phương pháp dân gian trị hăm bằng tắm các loại nước lá cây. Các loại lá cây được các mẹ hay sử dụng là các loại có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm mát da, làm dịu những vùng bị hăm, nổi mẩn hay mụn nhọt như: Lá trầu không, trà xanh, mướp đắng, đỗ ván, lá ổi, hạt mùi….

Khi dùng phương pháp tắm lá, các mẹ chú ý rửa sạch trước khi mang đi đun. Và nhớ pha loãng nước lá với nước lạnh, tắm xong nước lá các mẹ có thể tắm lại bằng nước ấm sạch cho trẻ.

Trong trường hợp vùng hăm bị viêm loét hay chảy nước, vết hăm không hết sau hơn một tuần chăm sóc hoặc có dấu hiệu ngày càng bị nặng hơn…cha mẹ không nên áp dụng cách tắm nước lá cây và bôi hăm cho trẻ, mà hãy cho trẻ đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

*

Tắm nước mướp đắng cho trẻ giúp mát da và dịu những vùng bị hăm

Biện pháp phòng tránh hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Phòng tránh trẻ sơ sinh bị hăm ở các vùng ngấn hay vùng cổ rất đơn giản, chỉ cần các mẹ thực hiện hằng ngày những điều sau:

Vệ sinh vùng da cổ cho bé để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, sữa…lau rửa bằng nước ấm ngày hai lần và sau đó dùng khăn mềm, thấm hút tốt, thấm khô nhẹ nhàng. Sau đó bôi 1 lớp mỏng kem chống hăm vào các vùng ngấn.Các mẹ nào sử dụng sữa tắm cho con thì nên chọn loại sữa tắm có độ PH ở khoảng 4,5 đến 5,5, nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh kích ứng da.Với các bé có lan da nhạy cảm, khi giặt quần áo cho các con, mẹ nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ hoặc chọn những loại nào hương liệu nhẹ nhàng, không có chất tẩy.Cố gắng giúp trẻ luôn được thoải mái, mát mẻ bằng cách lựa chọn trang phục, sử dụng quạt, điều hòa phù hợp trong những ngày oi bức. Bởi mồ hôi cũng là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm cổ ở trẻ.Không nên dùng phấn rôm để trị hăm/phòng ngừa hăm ở trẻ bởi phấn rôm không những không có tác dụng trị hăm mà còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho vùng bị hăm trở nên khó chịu hơn.

*

Các mẹ không nên dùng phấn rôm để chống hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, nhất là ở những em bé bụ bẫm có nhiều ngấn. Để giữ cho cơ thể của trẻ luôn được thoải mái, dễ chịu, cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất đó chính là hằng ngày các mẹ vệ sinh sạch sẽ cho bé và bôi chống hăm theo hướng dẫn đã chia sẻ phía trên. Làm được như vậy, em bé của bạn sẽ luôn luôn có được sự thoải mái, dễ chịu, góp phần tạo nên cho bé một sự phát triển toàn diện.