Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Trong xã hội hiện đại, ba mẹ ngày càng quan tâm và tìm hiểu về giáo dục sớm và đặc biệt là giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tháng tuổi bởi những lợi ích về lâu dài mà giáo dục sớm đem lại.

Bạn đang xem: Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Tuy vậy, giáo dục sớm không phải là nhồi nhét kiến thức chật kín thời thơ ấu của con.

Hiểu đúng và vận dụng đúng giáo dục sớm cho con yêu là chìa khóa quan trọng mà ba mẹ cần nắm vững.

Sau đây là đôi nét về giáo dục sớm cho trẻ để giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan nhất nhé!


MỤC LỤC

Giáo dục sớm là gì?

Lợi ích của giáo dục sớm

Phát triển toàn diện dựa trên tiềm năng sẵn có của não bộ

Nuôi dưỡng niềm yêu thích học hỏi, chủ động tìm tòi khám phá

Hình thành kỹ năng, thói quen tốt

Cân bằng về cảm xúc

Giúp trẻ hòa nhập tốt

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Phương pháp Shichida là gì?

Phương pháp Montessori là gì?


Giáo dục sớm là gì?

Ở Việt Nam, độ tuổi đi học chính thức của trẻ em là 6 tuổi. Giáo dục được hiểu là cung cấp môi trường, tạo điều kiện để trẻ phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Vì thế mẹ có thể hiểu đơn giản “giáo dục sớm” là giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi.

Giáo dục ở độ tuổi này là nền tảng cho sự phát triển của một đứa trẻ và có thể định hình đáng kể những năm tháng sau này của cuộc đời một cá nhân.

Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, dù có được “giáo dục” hay không thì con trẻ vẫn không ngừng học hỏi từ môi trường xung quanh.

Vì thế về bản chất, người chăm sóc chính mà thường là ba mẹ, có thể được coi là người thầy đầu tiên của trẻ.

Mối quan hệ này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn 0-2 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức về bản thân và thiết lập sự gắn bó với ba mẹ.

Chất lượng của sự gắn bó hình thành trong giai đoạn này của cuộc đời có thể có tác động đáng kể đến sự hình thành nhân cách cũng như khả năng học tập sau này của trẻ.

*

Giáo dục sớm mở ra cánh cửa giúp trẻ phát triển toàn diện

Lợi ích của giáo dục sớm

Dưới đây là vai trò của giáo dục sớm mà nếu biết mẹ sẽ không bao giờ bỏ lỡ phương pháp giáo dục tuyệt vời này trong 3 năm đầu đời quý giá của trẻ.

Phát triển toàn diện dựa trên tiềm năng sẵn có của não bộ

Giai đoạn từ sơ sinh đến tám tuổi, và đặc biệt, khoảng từ 0-3 tuổi là thời gian quan trọng nhất trong quá trình phát triển não bộ của trẻ.

Kể từ thời điểm thụ thai, các tế bào thần kinh của não bộ nhân lên nhanh hơn bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của em bé.

Tốc độ phát triển nhanh chóng này tiếp tục không ngừng trong suốt thời thơ ấu: khi mới sinh, não nặng 25% trọng lượng của người trưởng thành; bằng một tuổi, 50 phần trăm; đến hai tuổi, 75 phần trăm; và đến ba tuổi, 90 phần trăm.

*

Mỗi tế bào thần kinh của não được kết nối với khoảng 5.000 tế bào khác. Não càng có nhiều đuôi gai (nhánh giữa các nơ-ron) và khớp thần kinh (kết nối giữa các nơ-ron), thì khả năng xử lý thông tin càng lớn và nhanh nhạy.

Nhiều kết nối hơn có nghĩa là thông tin có thể di chuyển theo nhiều cách, từ đó bộ não tư duy nhanh hơn và phức tạp hơn.

Khi trẻ lớn dần lên, bộ não trải qua giai đoạn phát triển quan trọng, được gọi là cắt tỉa, trong đó não loại bỏ các kết nối thần kinh không cần thiết để có thể hoạt động hiệu quả.

Quá trình cắt tỉa là minh họa cho khả năng thích ứng của bộ não, theo đó bộ não chỉ có "thời kỳ quan trọng", được hiểu là khoảng thời gian cụ thể mà sự kích thích phải xảy ra.

Nếu không cơ hội phát triển một chức năng nào đó sẽ mất đi, kể cả những chức năng cơ bản nhất.

Ba mẹ có thể hiểu rằng những tiềm năng đã được kích hoạt sẽ được não bộ ưu tiên phát triển, còn những tiềm năng không được kích hoạt sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ, giúp não bộ hoạt động tối ưu.

*

0-3 tuổi là thời gian quan trọng nhất trong quá trình phát triển não bộ của trẻ

Trong một thí nghiệm, mèo con bị bịt mắt trong vài tháng đầu sau khi sinh sẽ không thể nhìn chính xác khi tấm bịt mắt được gỡ bỏ.

Bộ não đã mất cơ hội phát triển các liên kết thần kinh cần thiết để xử lý thông tin thị giác.

Tương tự như vậy, trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể nếu không được thay thế trong vài tháng đầu đời thì sẽ bị suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Bởi vậy, bản chất của giáo dục sớm giáo dục sớm cung cấp những kích thích cho não bộ vào đúng thời điểm mà bộ não cần để phát triển. Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số vùng não lớn hơn và phát triển hơn ở những trẻ chơi nhạc cụ.

Chúng bao gồm tiểu não, nơi xử lý nhịp điệu và thời gian, và tiểu thể, đóng vai trò như ống dẫn giao tiếp giữa bán cầu não trái và phải - rất quan trọng đối với các nhạc sĩ phối hợp tay phải và tay trái của họ.

Nuôi dưỡng niềm yêu thích học hỏi, chủ động tìm tòi khám phá

Trẻ được giáo dục sớm có xu hướng tự tin và tò mò khám phá hơn. Vốn kiến thức được tích lũy thông qua trải nghiệm là nền tảng giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu và phát triển trí tưởng tượng cũng như khả năng liên tưởng và tư duy. Nhờ đó, học hỏi trở thành kỹ năng mà trẻ được chuẩn bị từ sớm.

*

Trẻ được giáo dục sớm có xu hướng tự tin và tò mò khám phá hơn

Hình thành kỹ năng, thói quen tốt

Một phần quan trọng của giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là giúp trẻ hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ.

Con có thể tự lập trong những việc cá nhân như tự ăn, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tự gấp quần áo, làm việc nhà. Nhờ đó, trẻ được nuôi dưỡng lòng tự tin và có khả năng chủ động sắp xếp công việc.

Xem thêm: Top 5 Máy Trợ Thính Bao Nhiêu Tiền, Mua Ở Đâu? Không Phải Cứ Điếc Là Tùy Tiện Dùng Máy Trợ Thính

Cân bằng về cảm xúc

Trẻ được giáo dục sớm tương tác tốt với thế giới xung quanh và có sự kết nối với thế giới nội tâm.

Từ đó, trẻ sớm hiểu được những cảm xúc của bản thân, dần dần học được cách điều chỉnh cảm xúc và nhờ đó những “cuộc khủng hoảng” theo lứa tuổi sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Giúp trẻ hòa nhập tốt

Trẻ được giáo dục sớm thích khám phá thế giới xung quanh, do đó dễ thích nghi khi thay đổi môi trường.

Những kỹ năng tốt đã được hình thành như giao tiếp, chia sẻ, giúp đỡ mọi người… giúp trẻ hòa nhập tốt với xã hội. Ba mẹ yên tâm hơn khi con bắt đầu đi học.

*

Trẻ được giáo dục sớm hóa nhập tốt khi hoàn cảnh thay đổi

Từ đó ba mẹ cũng nhận thấy những lợi ích gián tiếp mà giáo dục sớm đem lại:

Ba mẹ có nhiều thời gian hơn cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình do trẻ có thể tự lập từ sớm.Không khí gia đình luôn vui vẻ, giảm thiểu căng thẳng áp lực bởi trẻ có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơnBa mẹ có tìm hiểu về giáo dục sớm sẽ thấu hiểu tính cách cũng như các giai đoạn phát triển tâm lý của con, nhờ đó dễ dàng cảm thông, kết nối và có biện pháp để giúp đỡ con một cách phù hợp nhất

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Khi nói về các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ có thể thấy các trường phải giáo dục sớm phổ biến nhất là: Glenn Doman, Shichida và Montessori. dvdtuhoc.com sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan về mỗi phương pháp này nhé!

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Glenn Doman là người sáng lập Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người ( IAHP ) với mục tiêu ban đầu là phát triển chương trình điều trị cho trẻ em bị chấn thương não.

Sau đó, họ đã áp dụng những cách tiếp cận này với những đứa trẻ bình thường.

Mục tiêu lúc này là cung cấp cho cha mẹ kiến thức cần thiết để nuôi dạy trẻ phát triển toàn diện dựa trên tiềm năng sẵn có của con người và nhờ đó, hướng đến một thế giới nhân văn, lành mạnh và tử tế.

Phương pháp Glenn Doman dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi, bao gồm những hướng dẫn để phát triển khả năng vận động và kích thích các giác quan cho trẻ càng sớm càng tốt, đồng thời ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải nhằm giúp trẻ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng.

Phương pháp này có sử dụng một công cụ hiệu quả là các bộ thẻ flashcard có kích thước chuẩn và các hướng dẫn về quy tắc tráo thẻ. Bí quyết thành công của phương pháp này năm ở niềm vui thích của trẻ trong quá trình tương tác.

*

Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng cần chú trọng đến cách tương tác

Phương pháp Shichida là gì?

Shichida là phương pháp giáo dục sớm bắt nguồn từ Nhật Bản còn được gọi là phương pháp “Huấn luyện não phải”.

Từ khi mới sinh đến khoảng 3 tuổi, trẻ sơ sinh sử dụng phần lớn phần não bên phải. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, phần não bên trái bắt đầu phát triển và chiếm ưu thế hơn bên phải.

Cả hai bên trái và phải của não có những khả năng nhất định. Não trái thiên về tính logic, tuần tự, lý trí, phân tích và khách quan.

Não phải mang tính chủ quan và có khả năng sao chụp hình ảnh nguyên bản. Cả hai bán cầu não hoạt động vừa đối lập vừa tương hỗ nhau.

*

Người ta nhận thấy rằng hầu hết những người thành công đều bộc lộ nhiều khả năng liên quan đến não phải.

Vì vậy, để giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng thiên tài, Phương pháp Shichida tập trung vào việc đào tạo não phải của trẻ sơ sinh (càng nhỏ càng tốt - tốt nhất là trong độ tuổi 0-3) với các hoạt động cụ thể dành cho não phải.

Thủ thỉ Shichida: Một trong những ứng dụng của phương pháp Shichida là dùng lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực vào thời điểm lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ hoặc khi thức dậy trẻ đang ngái ngủ.

Đây là những thời điểm não bộ được cho là dễ tiếp nhận và lưu trữ thông tin nhất. Theo thời gian, chức năng não bộ được cải thiện, trẻ sẽ dẫn thay đổi theo hướng tích cực.

*

Lời lẽ yêu thương có tác dụng tích cực đến sự phát triển của trẻ

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục được sáng lập bởi Tiến sĩ Maria Montessori, người đầu tiên đưa ra phương pháp dành cho trẻ khuyết tật trong học tập và chậm phát triển.

Sau đó, bà đã điều chỉnh phương pháp của mình cho những đứa trẻ có nhận thức và phát triển bình thường.

Phương pháp Montessori tạo ra một môi trường phù hợp với độ tuổi mà ở đó trẻ có thể tự do lựa chọn những hoạt động mà trẻ quan tâm, với tốc độ riêng của trẻ.

Nói cách khác, trẻ được tự định hướng hoạt động của mình, ba mẹ chỉ đóng vai trò là người tạo ra môi trường, khuyến khích và hỗ trợ.

Giống như người lớn, khi được chủ động tìm hiểu về những thứ mà chúng ta đang quan tâm, trẻ học hỏi nhanh hơn và sâu hơn.

Montessori cho rằng trẻ em có những giai đoạn phát triển nhạy cảm, được hiểu là khoảng thời gian vài tuần hoặc thậm chí vài tháng mà trong đó tâm trí của trẻ đặc biệt cởi mở để học các kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể như tập bò, ngồi, đi, nói, ngôn ngữ, số đếm, và các mức độ tương tác xã hội khác nhau.

Khi trẻ ở giai đoạn nhạy cảm, những kỹ năng này được học một cách tự nhiên, dễ dàng và vui vẻ nhất.

Để thực hành Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ từ 0 -- 3 tuổi hiệu quả nhất ngay tại nhà, mẹ tham khảo ngay dvdtuhoc.com Acti (0-3 tuổi) nhé!

*

Môi trường giáo dục Montessori cho trẻ nhỏ

Một môi trường Montessori điển hình bao gồm những yếu tố sau đây:

Trẻ được tự do di chuyển và lựa chọn hoạt độngĐồ vật được sắp xếp có cấu trúc và trình tự phù hợp với cá nhân trẻTrẻ được sống trong bầu không khí ấm áp, yên bình và khơi gợi sự tò mò khám pháTrẻ được gần gũi với thiên nhiên, thế giới tự nhiên và chú trọng các hoạt động giác quan, mang tính thực tế, phản ánh hiện thực cuộc sống.

Như vậy mẹ đã hình dung được giáo dục sớm là gì và có thể so sánh các phương pháp Montessori, Shichida, Glenn Doman một cách cơ bản nhất.

Với cách hiểu này, những việc đơn giản mẹ làm như cho bé ăn dặm, ngủ và chơi theo khoa học cũng chính là đang giáo dục sớm cho con rồi đó!

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn làm sao để bắt đầu với giáo dục sớm cho con yêu ngay tại nhà, mẹ có thể mẹ tham khảo dvdtuhoc.com Acti (0-3 tuổi).

dvdtuhoc.com Acti là chương trình Giáo dục từ sớm duy nhất có giáo trình theo TIẾN ĐỘ PHÁT TRIỂN từng bé. Đồng thời tư vấn chuyên sâu 1-1 với giảng viên giúp bé đạt lợi ích tối ưu của giáo dục từ sớm!