Keo Dán Thủy Tinh Bị Vỡ

Bình thủy tinh và các vật dụng thủy tinh khác sau quá trình sử dụng lâu dài rất dễ xảy ra tình trạng nứt vỡ. Trong các tình huống này phải xử lý bình thủy tinh như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo cách dán bình thủy tinh bị nứt từ Vua Nhà Bếp để biết thêm chi tiết

*
Cách dán BÌNH THỦY TINH BỊ NỨT và vật dụng thủy tinh khác

Cách dán bình thủy tinh và vật dụng bị nứt vỡ

Bước 1: Chuẩn bị keo dán thủy tinh chuyên dụng

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị keo dán thủy tinh; chúng có công dụng liên kết và hàn gắn thủy tinh hiệu quả.

Bạn đang xem: Keo dán thủy tinh bị vỡ

*
Gắn mảnh vỡ của bình thủy tinh bị nứt lại với nhau

Một số loại keo dán thủy tinh chuyên dụng:

Nhựa Acrylic: Dùng dán những mảnh vỡ vừa khít với nhauKeo Silicone: Keo có tác dụng chống nước hiệu quả. Chuyên dụng dán vật dụng thủy tinh thường xuyên tiếp xúc với nước như ly thủy tinh; bình thủy tinh, tô chén dĩa thủy tinh

Ngoài ra cần lưu ý về thành phần hóa học của keo trước khi hàn gắn thủy tinh. Một số loại keo dán thủy tinh thường biến chất khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng; thậm chí gây ung thư nếu bạn sử dụng chúng lâu dài.

Bước 2: Làm sạch bình thủy tinh bằng xà phòng và nước

Lau sạch và làm khô các mảnh vỡ thủy tinh trước khi bắt đầu dán chúng lại với nhau.Nếu bình thủy tinh hay các vật dụng thủy tinh còn ẩm, keo sẽ không dính và dễ bị tách rời.Thủy tinh rất dễ gây tổn thương cho da tay; vì vậy hãy đeo bao tay cẩn thận và hạn chế tiếp xúc vào các góc cạnh để không bị thương.

*
Làm sạch bình thủy tinh bị nứt bằng xà phòng và nước

Bước 3: Áp dụng keo lên bề mặt bình thủy tinh bị nứt

Cho một lượng keo vừa đủ và áp dụng lên các cạnh của thủy tinh. Tuy nhiên chỉ cần sử dụng lượng nhỏ và dàn trải đều khắp bề mặt. Nếu cho quá nhiều, keo sẽ bị tràn ra ngoài và trông rất mất thẩm mỹ.

*
Làm sạch lớp keo khô

Bước 4: Gắn mảnh vỡ của bình thủy tinh bị nứt lại với nhau

Tiếp đến, bạn dùng tay gắn và giữ bình thủy tinh trong vòng 1 phút. Hãy chắc chắn các mảnh thủy tinh liên kết với nhau chắc chắn và khớp với nhau.

Xem thêm: Tết Trung Thu Tết Đoàn Viên ? Vì Sao Gọi Trung Thu Là Tết Đoàn Viên

*
Gắn mảnh vỡ của bình thủy tinh bị nứt lại với nhau

Bước 5: Để keo khô

Sau khi đã dán xong bình thủy tinh bị nứt, bạn hãy làm cứng lớp keo dán bằng cách đặt chúng trước quạt để hong khô hoặc mang ra ánh sáng mặt trời, đặt dưới đèn điện. Tùy điều kiện thời tiết cũng như chất lượng của keo mà vật dụng bạn cần dán sẽ khô nhanh hay mau.Nếu vật dụng thủy tinh quá lớn hãy dùng thêm dây để cố định. Việc này giúp các mảnh thủy tinh khớp vào nhau và dính chặt hơn.

Bước 6: Làm sạch lớp keo dư

Khi đã dán xong bình thủy tinh và lớp keo đã khô, tiếp đến bạn dùng khăn mềm lau khô lớp keo dư trên bề mặt thủy tinh. Nếu lớp keo bám quá chặt, sử dụng thêm dụng cụ cắt tỉa hoặc lưỡi dao để loại bỏ chúng

Bước 7: Che đi vết keo dính trên bình thủy tinh

Mặc dù các mảnh thủy tinh đã được gắn liền với nhau nhưng chắc chắn sẽ để lại vết keo dán trong mất thẩm mỹ. Bạn nên trang trí vết nứt đã được dán bằng cách sơn màu, trang trí sticker hay nhãn dán để “ngụy trang” dấu vết. Đồng thời nhớ phủ thêm lớp keo dán thủy tinh để giúp chúng không bi bong tróc, rửa trôi khi gặp nước.

*
Che đi vết keo dính trên bình thủy tinh

Cách hạn chế tình trạng nứt vỡ ở bình thủy tinh

Để hạn chế tình trạng bình thủy tinh bị nứt vỡ, bạn nhất định phải áp dụng những cách sau

Cách luộc bình bình thủy tinh hạn chế nứt vỡ

Khi mới mua về, bạn cần đun sôi nước và nấu thủy tinh với nhiệt độ cao, nhiệt độ nóng làm thủy tinh nở ra và hạn chế bị vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay thay đổi nhiệt độ đột ngột.Sau khi đun sôi xong, tắt bếp và để nguội. Sau đó bạn hoàn toàn có thể lấy bình thủy tinh ra dùng.

*
Cách luộc bình bình thủy tinh hạn chế nứt vỡ

Không rót nước tràn lên thành bình

Không nên rót nước tràn lên thành bình vì thủy tinh ở phần thành bình luôn mỏng hơn so với thân và đáy; rất dễ vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.Khi dùng bình thủy tinh đựng nước nóng, bạn nên rót hết phần nước lạnh ra ngoài. Đợi vài giây rồi mới tiếp tục đổ nước nóng vào bình. Nhiệt độ nóng lạnh thất thường làm thủy tinh co giãn bất thường, dễ gây tình trạng nứt vỡ.

Dùng thìa kim loại

Với bình thủy tinh có kích thước không đồng đều như thành mỏng, thân dày nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ làm chúng bị nứt. Bạn nên dùng một chiếc thìa bằng inox hoặc kim loại bỏ vào trong bình và rót nước sôi vào.Thìa kim loại có khả năng hấp thụ nhiệt rất tốt; làm giảm nhiệt độ của nước nóng. Khiến bình nhận được nhiệt bình thường.

Keo 502 dán thủy tinh được không

Bạn có thể sử dụng keo 502 để dán các vết nứt thủy tinh nhỏ. Tuy nhiên, với các vật dụng thủy tinh có vết nứt lớn, vỡ nặng thì bạn phải sử dụng keo dán thủy tinh chuyên dụng để hàn gắn. Nếu dùng loại keo bất kỳ, tình trạng của sản phẩm sẽ trở nên hư hỏng nghiêm trọng cũng như mất thẩm mỹ hơn rất nhiều.

*
Keo 502 dán thủy tinh được không

Cách dán kính bị nứt

*
Cách dán kính bị nứt bằng tỏi

Bạn sẽ khá bất ngờ vì tỏi – gia vị dễ kiếm trong gia đình có công dụng liên kết thủy tinh rất hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:

Bóc vỏ một củ tỏi và bổ chúng làm đôiChà nhẹ miếng tỏi bề lên bề mặt của kính bị nứtChờ trong vài giây để tỏi hàn gắn những chỗ nứtLau lại bề mặt kính bằng khăn giấy

Tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu nhất; chỉ giúp liền bề mặt trong thời gian ngắn; tránh cho vết nứt lan rộng ra và không vỡ cho đến khi thợ sửa đến kịp lúc

Ngoài các cách dán bình thủy tinh bị nứt kể trên, bạn cũng có thể trang bị bình thủy tinh mới để sử dụng trong gia đình. Đặc biệt là các mẫu bình thủy tinh đựng nước sôi, chịu nhiệt cực tốt. Chúng có chất liệu thủy tinh dày gấp 3 lần thủy tinh thông thường. Tuổi thọ tốt và nhiều mẫu mã đa dạng để bạn lựa chọn. Tham khảo bình thủy tinh đựng nước sôi để biết thêm chi tiết