Làm Sao Để Người Khác Thích Mình

< >

Ở đời, ai cũng muốn được nhiều người yêu quý và ít bị người ta khó chịu, ghét bỏ mình. Dĩ nhiên, đó là lí thuyết, còn thực tế thì không đơn giản như vậy. Là bởi vì, con người ta không có ai là hoàn hảo cả. Nhưng cũng chính bởi vì chúng ta không ai hoàn hảo, cho nên để trở nên hoàn hảo, thì cách tốt nhất đó là tập trung phát triển những điều tích cực, và hạn chế những điều tiêu cực từ bản thân. Vậy làm thế nào để hạn chế những điều tiêu cực, những thói quen xấu, những điểm chưa tốt của bản thân? Đây là một câu hỏi lớn, nhưng không khó trả lời. Và nếu như hiểu được nguyên lí gương soi, bạn sẽ thấy có nhiều người – một cách vô tình, không những không hạn chế điều tiêu cực, ngược lại còn gia tăng nó, chỉ bởi vì chưa thấu hiểu nguyên lí gương soi.

Bạn đang xem: Làm sao để người khác thích mình

*

NGUYÊN LÍ GƯƠNG SOI – CÁCH BẠN NHÌN NHẬN VỀ MỘT NGƯỜI CHÍNH LÀ NHỮNG GÌ THUỘC VỀ BẢN THÂN BẠN

Hãy nghĩ về những người xung quanh bạn, đó có thể là cha mẹ, đó có thể là người yêu, bạn bè, hoặc đồng nghiệp. Và bây giờ, nếu như dùng 3 từ khóa để nói về họ, thì 3 từ khóa đó là gì? Là dũng cảm, mạnh mẽ, yêu đời, tốt bụng, hài hước, hào phóng,… hay là những từ như: độc ác, ích kỉ, cẩu thả, bừa bãi, vô kỉ luật,… Thực ra, nó là từ gì thì không quan trọng lắm, bởi vì nó cũng chỉ là một tính từ. Vấn đề nằm ở chỗ: những gì bạn đang nói về người khác, đó chính là những gì thuộc về bản thân bạn. Là bởi vì, nếu bản thân bạn không có đặc điểm tính cách đó, bạn sẽ không thể nhìn thấy nó ở người khác. Nếu như bạn có thể nhận thấy đặc điểm đó ở người xung quanh, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã từng hoặc đang sở hữu những đặc điểm đó.

“Những đặc điểm mà ta thấy khó chịu ở người khác lại thường là những khía cạnh tiêu cực của chính ta. Nếu xóa bỏ được những mặt tiêu cực đó rồi thì ta đã không thấy khó chịu khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của nó từ đối phương” – Simon Peter Fuller

Nguyên lí gương soi là như vậy. Nếu bạn đứng trước gương, bạn cười thì hình ảnh phản chiếu qua gương sẽ là nụ cười. Và ngược lại, nếu đứng trước gương bạn giận dữ, thì hình ảnh phản chiếu chính là sự giận dữ của bạn. Việc bạn nhìn nhận về một ai đó cũng tương tự như vậy, nếu bạn nhìn thấy ở một người những điều tiêu cực, thì nó là sự phản chiếu những điều tiêu cực ở bên trong bạn. Nếu bạn nhìn thấy ở một người những điều tích cực, thì nó cũng là sự phản chiếu những điều tích cực ở bên trong bạn.

CON NGƯỜI THƯỜNG DỄ TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU TIÊU CỰC

Trên một tờ giấy trắng, xuất hiện vết mực đen.

Xem thêm: 4 Món Ngon Bổ Dưỡng Cực Rẻ, Mách Nhỏ Chị Em Vài Mâm Cơm Đơn Giản

Thông thường, chúng ta sẽ dễ ấn tượng bởi vết mực đen mà quên đi sự tập trung vào những vùng giấy trắng còn lại. Tương tự như vậy, con người ai cũng có điều tốt điều xấu, nhưng về mặt tâm lý thì chúng ta sẽ dễ tập trung vào điểm xấu của người khác, trong khi ai cũng có rất nhiều điều tốt đẹp. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ chúng ta dễ tiếp nhận thông tin tiêu cực hơn gấp 10 lần so với thông tin tích cực. Đó là lí do, vì sao hàng ngày, báo lá cải hay giật nhiều tít được chúng ta dễ quan tâm như tai nạn, cướp, hiếp, giết, khủng hoảng, nguy cơ, … mà vô tình quên đi tập trung vào những điều tích cực như đổi mới khoa học, các cơ hội mở ra, những cải tiến, cải cách, những ý tưởng, những sáng tạo… Vậy, một khi đã thấu hiểu về tâm lý, tại sao ta lại không phản ứng khác đi, thay vì để cho vô tình tập trung vào điều tiêu cực thì chủ động chỉ lựa chọn tập trung vào những điều tích cực. Cho nên, khi thấu hiểu nguyên lí gương soi, một mai thức dậy, gặp bất kì ai trong đời, thay vì mặc nhiên nhìn thấy điểm tiêu cực của họ, hãy thay đổi góc nhìn, họ có điều gì tích cực, họ có điều gì tốt đẹp, họ có điều gì tuyệt vời.

MỌI VẤN ĐỀ ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ BẢN THÂN MÌNH

Do vậy, khi làm việc với một ai đó, nếu như ta thấy ở họ có vấn đề gì đó khiến cho mình khó chịu, thì thực ra, vấn đề ấy lại không nằm ở phía người đối diện, mà vấn đề ấy nằm ở chính bản thân mình. Chẳng hạn, mình kết luận người này suy nghĩ tiêu cực quá, thì suy nghĩ ấy của mình đang là một suy nghĩ tiêu cực. Mình khó chịu với một người về chuyện người ấy lúc nào cũng nóng tính, hay cằn nhằn. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi đâu phải lúc nào người ấy cũng nóng tính, hay cằn nhằn. Tại sao khi nói chuyện với mình, người ấy lại nóng tính, cằn nhằn? Có phải là do mình làm điều gì đó dẫn đến việc người ấy có cách hành xử như vậy với mình. Giống như kiểu, nếu một người – mình luôn điềm đạm, từ tốn và không cằn nhằn với họ, liệu họ có nóng tính, vội vàng, cằn nhằn với mình?

Xa hơn nữa, việc thay đổi bản thân là rất khó. Chúng ta thường rất dễ để có thể đưa ra lời khuyên cho người khác. Nhưng thật khó để áp dụng những điều chúng ta khuyên và biến thành hành động, đối với chính bản thân mình. Chẳng hạn, chúng ta dễ dàng nói một ai đó phải thay đổi cái nọ, phải thay đổi cái kia, nhưng liệu bản thân mình đã làm tốt những điều mình cần phải thay đổi cho chính mình. Cho nên, khi thấu hiểu mọi việc đều xuất phát từ bản thân mình, mình thay đổi chính mình. Khi mình thay đổi chính mình, dẫn đến việc thay đổi cách mình nhìn nhận mọi người. Khi thay đổi cách mình nhìn nhận về họ, dẫn đến việc mình thay đổi cách đối xử với họ, và đó chính là con người mà họ sẽ trở thành. (Quan điểm này đã được phân tích ở bài viết: Làm sao để người khác tôn trọng mình?  Một khi bạn đã thay đổi cách nhìn nhận về người khác, và phần lớn là tập trung vào những điểm tích cực, thì cũng theo nguyên lí gương soi, nó phản chiếu những điều tích cực thuộc về bạn. Và một khi con người bạn toàn điều tích cực, thì tự khắc những người xung quanh sẽ thích bạn.

Tấm gương – vốn dĩ không biết nói dối. Và nó chỉ phản chiếu những gì nó nhìn thấy.

*Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

– Edward – 

*Bạn có thể nghe bài Audio qua giọng đọc của Ad Pearly: https://dvdtuhoc.com/audio-so-5-lam-sao-de-nguoi-khac-thich-minh/