Doraemon nhớ ơn thầy cô

Nhạc chế từ lâu đã khá gần gũi với người trẻ, đặc biệt là sự "bắt trend" rất nhanh trên nền tảng mạng xã hội. Nhưng nghe nhạc chế nhiều liệu có gây “mất tuổi thơ” hay các vấn đề về tâm lý ở người trẻ hay không?


Nhạc chế “thế chỗ” nhạc thiếu nhi

Nhiều diễn đàn và các trang mạng xã hội gần đây “nổ” ra tranh cãi trước bài hát chế về “Doraemon” với lời bài hát được cho là vô nghĩa và gây “mất tuổi thơ”. Bên cạnh đó, việc trên nhiều nền tảng YouTube, TikTok… lên xu hướng rất nhiều các MV nhạc chế (parody) với nhiều chủ đề đa dạng từ các vấn đề đời sống xã hội, cổ tích cho đến cả… xã hội đen. Điều này lại mang đến nhiều mối lo ngại về việc tiếp nhận của giới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bạn đang xem: Doraemon nhớ ơn thầy cô

*

Nhạc chế hiện nay rất đa dạng trên nền tảng YouTube


chụp màn hình youtube


Bày tỏ sự lo lắng đối với việc con mình xem nhạc chế trên YouTube rất nhiều, chị H.D (31 tuổi, kinh doanh tự do) cho hay: “Con tôi đợt gần đây hát bài hát chế “Doraemon” liên tục, thấy con hát cả ngày nên tôi có hỏi là “Con có biết bài hát đó viết sai, không đúng với truyện không?”, con mới nói là con biết nên tôi cũng an tâm giải thích thêm với con”. Nhưng chị H.D cũng bối rối khi con bắt đầu hỏi: “Tại sao Nobita với Chaien là con trai mà lại… sinh ra Nobito?”.

Chung với nỗi e ngại đó, Nguyễn Thị Ngọc Gia Linh (18 tuổi, ngụ tại phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) chia sẻ: “Ở nhà, tôi thường không muốn cho em mình nghe những bài hát chế vì đôi khi có nhiều bài có ca từ không phù hợp với trẻ nhỏ, thậm chí có cả từ tục tĩu nữa. Điều đó làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy của các em nhỏ và có khi còn bắt chước theo nữa”.

Còn nói về bài hát chế “Doraemon”, Gia Linh cũng bày tỏ rằng bài hát có giai điệu rất vui tai, rất dễ thuộc và phù hợp với việc giải trí. “Tuy nhiên, khi bài hát cứ liên tục xuất hiện trên mạng xã hội và phải nghe đi nghe lại nhiều lần, tôi thấy nó đang làm mất đi những hình ảnh tươi đẹp, trong sáng của bộ phim hoạt hình vốn đã gắn liền với tuổi thơ không chỉ của tôi mà còn nhiều bạn nhỏ khác nữa”, Gia Linh nói.

Một số phụ huynh cũng thừa nhận rằng, trẻ em hiện nay ít hát các bài thiếu nhi như lúc xưa mà thường chăm chú xem các video ca nhạc trên mạng xã hội. “Con tôi rất thích xem video nhạc chế của một YouTuber làm về chủ đề học đường nhưng khi tôi xem được thì thấy sao học đường mà lại có đánh nhau nhiều thế, câu từ lại không hợp với lứa tuổi của con. Nên tôi đành phải hạn chế thời gian con xem YouTube lại”, chị H.D bộc bạch.

Xem thêm: Kiểu Tóc Phù Hợp Với Khuôn Mặt Nữ Để Bạn Thật Xinh Đẹp Và Rạng Rỡ

“Quả bom nổ chậm”

Nhiều quan điểm cho rằng nhạc chế là sản phẩm âm nhạc dành cho giải trí tức thời, giới trẻ dễ học thuộc rồi cũng sẽ dễ quên nên không quá bận tâm và cho rằng không nên quá khắt khe với việc giới trẻ tiếp cận dòng nhạc này. Tuy nhiên, nếu không lưu tâm đến những bài hát chế có câu từ và hình ảnh không phù hợp sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến tâm lý.


*

Phụ huynh nên chú ý những nội dung mà trẻ xem trên mạng xã hội


Nói về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An khẳng định những video nhạc chế sẽ mang đến những nguy hiểm tiềm tàng cho trẻ nhỏ, đối với những trẻ đang trong độ tuổi hình thành và phát triển về mặt nhân cách, chưa nhận thức đầy đủ chắc chắn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh và ngôn từ bạo lực, dung tục, phản cảm của các video nhạc chế.

“Những hình ảnh hay câu từ đó dù là vô tình hay cố ý đều sẽ ảnh hưởng đấn trẻ em. Những ký ức đó sẽ được hình thành và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ tạo thành “đường mòn” trên vỏ não rồi khắc sâu trí nhớ, trở thành thói quen tai hại biểu hiện không chỉ qua lời nói mà còn là hành vi của trẻ. Vô hình đi vào nếp sống thường nhật, vui cũng hát, buồn cũng hát, không vui không buồn cũng hát”, thạc sĩ An cho hay.

Những giai điệu và câu từ của các bài nhạc chế đa phần rất vui, lại gắn với nhiều hình tượng quen thuộc hoặc xu hướng giới trẻ. Nhưng có một thực tế là những lời chế có phần sẽ bị “chêm” khiến cho nội dung bài hát bị hiểu lầm hoặc sai sự thật hoàn toàn, trẻ nhỏ nếu chưa đủ nhận thức sẽ nghiễm nhiên mặc định những điều trong bài hát là sự thật. Điều này như “quả bom nổ chậm” vì những “dấu vết” trên vỏ não chưa biểu hiện ra ngay nhưng khi gặp tình huống tương tự thì trẻ sẽ đem ra ứng dụng như một thói quen có sẵn.

Thạc sĩ An cũng cho rằng: “Đòi hỏi phụ huynh dù “bận trăm công nghìn việc” nhưng không thể để con tự bơi trong một bể thông tin rộng lớn. Không thể trao quyền cho con sử dụng những thiết bị điện tử mà không có quy ước từ ban đầu và có sự quan sát, phát hiện kịp thời nếu con thích xem các video nhạc chế có nội dung tiêu cực. Ngoài ra nỗ lực đó còn phải đến từ nhà trường, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý và chính nhận thức của người trẻ”.