Những câu nói của người trầm cảm

Khi người thân, bạn bè của bạn mắc trầm cảm, bạn thường có xu hướng giúp đỡ họ bằng những lời khuyên. Tuy nhiên, từ ngữ bạn dùng có thể không biểu đạt đúng thông điệp mà bạn mong muốn. Đặc biệt là khi bạn không có nhiều kiến thức về bệnh tâm lý, trầm cảm.

Bạn đang xem: Những câu nói của người trầm cảm

*

Luôn nhớ rằng trầm cảm là một căn bệnh cần được điều trị với thuốc, phương pháp trị liệu tinh thần và đôi khi là cả hai. Khi bạn nói chuyện với người thân mắc trầm cảm, một số câu nói có thể khiến họ cảm thấy bạn đang hạ thấp cảm xúc của họ. Đôi lúc, người mắc trầm cảm còn cảm thấy như thể mình bị tấn công tâm lý, cảm thấy bị tổn thương và căn bệnh càng thêm trầm trọng.

Không nên:Nên:

•Hạ thấp cảm xúc của họ

•Bỏ qua các triệu chứng trầm cảm

•Phủ nhận cảm xúc

•So sánh cảm xúc của họ với người khác

•Thể hiện sự thờ ơ

•Gọi họ là kẻ ích kỷ

•Nói rằng bạn quan tâm đến họ

•Hỏi họ liệu bạn có thể hỗ trợ như thế nào

•Làm giúp họ các việc nhà, việc vặt

•Cùng họ tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia

•Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu

•Luôn đồng hành, ủng hộ

Không nói “Cố gắng hơn nữa đi" với người trầm cảm

Tuyệt đối không đưa ra những bình luận như:

"Bỏ qua nó đi!"

"Gắng nữa xem coi!"

Bạn đã nỗ lực hết sức nhưng một người khác bảo bạn cố hơn nữa đi, điều đó khiến tinh thần tụt dốc không phanh. Đối với người bị trầm cảm, câu nói đó có thể khiến họ tuyệt vọng về bản thân.

Có nhiều lý do gây ra bệnh trầm cảm mà người bệnh không thể kiểm soát được. Khi một người đã mắc bệnh trầm cảm, đó không còn là vấn đề tự thoát ra khỏi tâm trạng buồn khổ nữa.

Giống như tiểu đường hay cường giáp, trầm cảm có thể do cơ thể không sản xuất ra đủ các chất hoá học cần thiết để hoạt động bình thường. Như bệnh nhân tiểu đường, cơ thể họ không thể tự sản xuất insulin điều hoà đường huyết.

Tương tự, một người mắc trầm cảm không có đủ một lượng chất dẫn truyền thần kinh. Kiên trì nghĩ rằng mình “cần cố gắng hơn nữa" không có hiệu quả với trường hợp này.

Bệnh nhân mắc tiểu đường cần điều trị với insulin. Còn bệnh nhân bị trầm cảm cần được kê đơn và hỗ trợ tâm lý.

Đừng quá đơn giản hoá vấn đề

Với bạn, khiến ai đó vui vẻ hay cười là giải pháp “chống trầm cảm". Tuy nhiên, việc đơn giản hoá cảm giác buồn bã liên quan đến trầm cảm có thể mang đến tác dụng ngược.

Người mắc trầm cảm không thể ép não họ tiết ra hormone hạnh phúc serotonin, cũng như không thể quyết định mình có thể vui hay buồn. Tuy luyện tập tư duy tích cực là điều nên làm với tất cả mọi người, đây không phải cách có thể điều trị trầm cảm.

Đừng thể hiện sự ngạc nhiên, khó tin

Cách một người thể hiện bên ngoài hoàn toàn không phản ánh thế giới nội tâm bên trong. Có khá nhiều bệnh tâm lý hoàn toàn không có biểu hiện rõ ràng. Vậy nên, bạn tuyệt đối không đặt ra những nhận định chắc chắn như:

"Nhưng trông chả giống trầm cảm chút nào!"

"Bạn/Mày trông có buồn chút nào đâu!"

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng đa phần những người mắc trầm cảm hoặc lo âu thường cố gắng thể hiện sự vui vẻ, tích cực và che giấu hoàn hoàn cảm xúc thật sự của mình. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy thật ra còn nghiêm trọng hơn rất nhiều với những người bị trầm cảm. Và nó hoàn toàn không liên quan đến thực tại họ đang sống mỗi ngày.

Một vài lý do khiến những người trầm cảm che giấu cảm xúc thật sự của mình:

Họ cảm thấy xấu hổ, phân vân, tội lỗi, buồn bực nếu có ai đó phát hiện họ mắc trầm cảm.

Họ có thể lo lắng rằng mọi người sẽ đánh giá họ không đủ khả năng làm việc hay tham gia vào bất cứ mối quan hệ nào.

Họ lo lắng bạn đời, gia đình và bạn bè sẽ dừng quan tâm, yêu thương họ.

Chỉ vì ai đó mắc trầm cảm và muốn che giấu không đồng nghĩa rằng họ mong muốn người đối diện phủ nhận, nghi ngờ khi họ mở lòng. Họ phải rất dũng cảm và tin tưởng bạn để có thể mở ra vết thương ấy với người khác. Sự nghi ngờ, không tin của người đối diện có thể khiến họ cảm thấy lo lắng, thiếu an toàn.

Chính những cảm xúc bất an, lo âu này khiến người mắc bệnh do dự tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị tâm lý.

Đừng phủ nhận nỗi đau của người trầm cảm

Khi bạn nói chuyện với một người bạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn, hãy kiềm chế việc so sánh nỗi buồn của họ với mình. Hãy nhớ rằng mức độ đau đớn dù là thể chất hay tâm hồn là khác nhau giữa mỗi người.

Xem thêm: Phụ Nữ Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Tắm Nước Lạnh, Ăn Đồ Lạnh?

*

Không đưa ra những nhận xét như:

“Sao nó có thể tệ như thế được.”

“Chắc do bạn nghĩ vậy thôi…”

“Còn bao nhiêu người khổ hơn kia kìa.”

Người mắc trầm cảm thường không thể tự thân đối mặt với căng thẳng theo cách lành mạnh và hiệu quả như người bình thường. Đối với bạn, đó chỉ là một vấn đề, một rắc rối nhưng với người thân của bạn đang đối mặt với trầm cảm, đó là một khó khăn không thể đong đếm được.

Mọi người thường lo lắng nếu họ không nhận ra một lý do cho bệnh trầm cảm. Chính điều này khiến bệnh trầm cảm càng thêm nghiêm trọng. Cách một người thể hiện ra bên ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh cảm xúc ở bên trong.

Trầm cảm không phải thứ cần được người khác công nhận. Trải nghiệm này có tính cá nhân rất cao và ngay cả khi bạn quan tâm đến họ như thế nào, bạn không bao giờ có thể hiểu hết được những gì đang xảy ra bên trong họ.

Tuyệt đối không bao giờ đưa ra so sánh, “thi" xem ai cảm thấy mệt mỏi, buồn bã và tồi tệ hơn. Điều đó chẳng có một ích lợi gì cho mối quan hệ và chỉ cho thấy bạn là một người không biết lắng nghe, thấu hiểu, chỉ biết nghĩ đến mình.

Đừng đổ tội cho người trầm cảm

Dù thật sự là cơ thể người trầm cảm không có đủ các chất dẫn truyền, điều khiển cảm xúc, câu nói “ở trong đầu bạn hết mà" có thể khiến đối phương tổn thương. Đó như một phán xét rằng người trầm cảm chỉ đang làm quá mọi thứ lên hay tự bịa chuyện.

Tương tự, không nói những câu:

“Nghĩ đến những chuyện khác đi.”

“Đừng có tưởng tượng như vậy.”

“Là do bạn chứ do ai.”

Ngoài ra, trầm cảm không chỉ tồn tại trong đầu mỗi người. Nó còn bao gồm các triệu chứng như đau nhức cơ thể mãn tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần uống thuốc để có thể phục hồi.

Đặc biệt, trầm cảm không phải là một lựa chọn. Trong lúc các nhà khoa học vẫn đang tìm nguyên nhân gây trầm cảm, ta đã biết được một số nguyên nhân như:

Yếu tố môi trường. Tương tự như gen, chúng ta không thể kiểm soát các tác động của môi trường sống như gia đình. Một số người trải qua biến cố hay bị lạm dụng khi còn nhỏ sẽ có rủi ro bị trầm cảm cảm cao hơn.

Căng thẳng. Căng thẳng hàng ngày hay những vấn đề cá nhân, các sự kiện quan trọng trong đời có thể tác động, gây ra trầm cảm.

Không bỏ mặc người mắc trầm cảm

Khi ai đó bị trầm cảm, họ sẽ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Họ cảm thấy mình là gánh nặng với những người xung quanh. Điều đó càng khiến bệnh trầm cảm trầm trọng và dẫn đến suy nghĩ tự làm đau bản thân hay tự tử.

Khi một người bạn yêu thương mắc trầm cảm, bạn có thể buột miệng nói ra những câu nói giận mất khôn. Nếu bạn thấy bản thân đang có suy nghĩ “ai quan tâm chứ" khi lắng nghe tâm trạng của người bệnh, hãy tự xem xét liệu bạn có đang bị kiệt sức không.

Bạn cần chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần của mình trước khi giúp đỡ ai khác. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bất lực, tức giận, hãy lắng nghe bản thân và đảm bảo rằng bạn biết cách tìm sự hỗ trợ, xoa dịu cho chính mình.

Không chê bai

Điều đó có nghĩa là, sẽ có những lúc người mắc trầm cảm cảm thấy quá tải bởi suy nghĩ, bởi công việc. Nhưng điều đó không có nghĩa họ là kẻ ích kỷ. Không đưa ra các nhận xét về cảm xúc của người khác như:

"Lúc nào cũng chỉ biết nghĩ đến mình."

“Ngoài kia còn bao nhiêu người thiếu thốn, khổ sở.”

"Bạn đang nghĩ cho bản thân nhiều quá đấy."

Nhấn mạnh rằng người mắc trầm cảm không quan tâm đến ai chỉ đẩy thêm cảm giác xấu hổ, đau khổ và tội lỗi cho họ. Những người mắc trầm cảm vẫn quan tâm nhiều đến cảm xúc và cuộc sống của những người khác.

Tránh những lời khuyên sáo rỗng

Hạn chế những câu như:

"Rồi mọi thứ sẽ qua thôi."

"Bỏ đi mà sống."

"Bạn sẽ ổn thôi."

Một người mắc trầm cảm thường không thể có tầm nhìn đến tương lai bởi họ đang bị ngợp bởi hiện tại. “Bỏ qua” quá khứ hay hiện tại để nghĩ về tương lai có thể là một điều quá sức với họ.

Bạn nghĩ rằng mình đang truyền động lực, tiếp hy vọng khi nói “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi". Nhưng người mắc trầm cảm sẽ cảm thấy bế tắc thêm khi họ không biết tương lai đó là ở đâu, họ phải đợi bao lâu nữa.

Kết

Hẳn là rất khó khăn để tìm đúng từ ngữ khi nói chuyện với người mắc trầm cảm. Khi bị bối rối, hãy mạnh dạn nói rằng: “Mình không biết phải nói gì lúc này.” Hãy cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới người mắc trầm cảm.

Nếu bạn nghĩ mình từng nói điều gì đó tổn thương với người bạn/thân mắc trầm cảm, hãy xin lỗi và giải thích rằng bạn hoàn toàn không có ý như vậy và không hiểu rõ tình hình. Một lời xin lỗi có thể giúp người đối diện cảm thấy tốt hơn nếu lời nói của bạn gây ra những tổn thương trong quá khứ.

Ngoài những hỗ trợ tinh thần, bạn cần vận động, khuyến khích người bệnh đi khám bác sĩ tâm lý để có thể điều trị sớm và nhanh khỏi. Tư vấn 1-1 với bác sĩ tâm lý qua ứng dụng Doctor Anywhere có thể giúp người bệnh xoa dịu lo âu, sự ngần ngại khi tìm kiếm hỗ trợ chuyên môn.