SÁ SÙNG CÓ TÁC DỤNG GÌ

Sá sùng là loài sinh vật biển chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng lớn. Người dân miền biển từ xa xưa đã biết đến cách sử dụng sá sùng tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.

Bạn đang xem: Sá sùng có tác dụng gì


Sá sùng là loài sinh vật biển chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng lớn. Người dân miền biển từ xa xưa đã biết đến cách sử dụng sá sùng tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.

Không chỉ thế, loại đặc sản đặc trưng miền biển này còn đóng vai trò như vị thuốc bổ vô cùng quý hiếm đối với sức khỏe con người. Những thông tin chia sẻ hữu ích ngay sau đây sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ về công dụng chữa bệnh từ sá sùng.


*

Sá sùng – sinh vật biển giàu dinh dưỡng được yêu thích


Mẹo trị bệnh bằng sá sùng

Là một người dân sinh ra và lớn lên tại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh, anh L.N Hưng 30 tuổi đã biết đến việc lựa chọn sá sùng hình thành nên bài thuốc bổi bổ cơ thể. Theo anh Hưng:

“Sá sùng rất giàu dưỡng chất, ngoài việc đưa chúng vào các món ăn ngon, chúng còn tham gia vào quá trình phát huy công hiệu bổ thận tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý nam giới hữu hiệu”.

Sau khi sá sùng được đánh bắt về sẽ làm sạch, phơi khô. Tiếp theo, nướng giòn rồi tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín để bảo quản. Hàng ngày dùng 3 lần, mỗi lần từ 1-2 thìa café bột sá sùng để pha cùng rượu hoặc nước ấm để uống.

Thận trọng khi sử dụng sá sùng

Tuy đem lại những giá trị lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Thế nhưng, không phải bất cứ ai cũng phù hợp để sử dụng sá sùng.

Như trường hợp của anh Đ.N Ninh 27 tuổi ở Hải Phòng, ngay sau khi ăn sá sùng chừng khoảng 30 phút đã xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, kèm hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ khắp toàn thân.

Gia đình đã ngay lập tức đưa anh Ninh đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Anh cho biết mình từng có tiền sử dị ứng hải sản nhưng không tái phát và đã ngừng điều trị nên mới mạnh dạn dùng sá sùng.

Để tránh gặp phải tình huống xấu như trên, bạn cần tham khảo ý kến chuyên gia trước khi quyết định chọn sá sùng bồi bổ cơ thể.


*

Ngoài chức năng làm thực phẩm, sá sùng còn góp mặt trong nhiều bài thuốc quý


Sá sùng là con gì?

Con sá sùng có tên khoa học Sipunculus nudus, thuộc ngành sá sùng. Người ta còn gọi sá sùng bằng nhiều tên khác nhau như giun biển, mồi, trùn biển, sâu đất, sâu biển, đồn đột, chặt khoai.

Đặc biệt, bởi công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe người dùng đã được công nhận rộng rãi mà người dân miền biển còn ưu ái đặt tên sá sùng là địa sâm.

Hình ảnh con sá sùng

Sá sùng là động vật thân mềm, chúng chỉ sinh sống ở những bãi cát ven biển, nơi thủy triều lên, xuống sẽ tạo ra các doi cát. Hình dạng của sá sùng giống như con giun đất, trên thân mình có những sợi vân ngang nhỏ li ti.

Ruột sá sùng chính là đường ống trải dọc từ đầu đến tận cuối thân. Loài sinh vật biển này không có nội tạng mà bên trong chứa toàn cát. Khi con sá sùng còn tươi có dài khoảng 5 – 10cm, một số con lớn dài hơn chừng 15 – 40cm.


*

Hình ảnh con sá sùng


Phân bố và thu hoạch sá sùng

Không phải bất cứ khu vực bãi cát ven biển nào cũng có sá sùng. Ở nước ta, sá sùng xuất hiện tại một số vùng biển như Vân Đồn – Móng Cái, Quảng Ninh, biển Nha Trang, biển Côn Đảo…

Để thu hoạch sá sùng tươi, người dân sẽ phải dậy từ 3-4h sáng đi đào sá sùng. Đây là thời điểm mà thủy triều xuống, lộ ra những doi cát do dấu vết sá sùng để lại. Lần theo đó, người dân dùng chân đạp mạnh chiếc mai là “tóm” được những con sá sùng tươi rói.

Mỗi lỗ chỉ có một con sá sùng, trong khi đặc tính của chúng rất nhanh nên nếu không bắt kịp chúng sẽ lại lẩn mất ngay.

Cách chế biến sá sùng

Sá sùng thường được chế biến theo dạng tươi và dạng khô để phục vụ nhu cầu sử dụng với từng mục đích khác nhau.

Sá sùng tươi:

Sá sùng được đánh bắt từ biển về, người ta rửa sạch đất cát, rồi lộn ruột và đóng đá trong thùng xốp, nhờ vậy bảo quản tốt hơn trong quá trình vận chuyển đi các nơi tiêu thụ.

Sá sùng khô:

Được ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến cách chế biến sá sùng khô. Theo đó, sá sùng tươi đã lộn ruột đem xếp đều lên phản, phơi dưới trời nắng to, sau 4-5 nắng là đạt yêu cầu.

Mức độ hao hụt của sá sùng khô rất lớn, từ 15-16kg tươi chỉ thu được 1kg khô. Vì thế mà giá bán sá sùng phơi khô luôn rất cao.


*

Sá sùng sau khi đánh bắt về được chế biến theo dạng tươi hoặc khô


Thành phần hóa học của sá sùng

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong sá sùng hội tụ hàng loạt thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người như kẽm, glyxin, glutamin, alanin, succinic, nhiều taurin và khoáng chất.

Tuyệt vời hơn cả, sá sùng chứa đến 17 nguyên tố khoáng, cùng 18 loại acid amin mà cơ thể chúng ta phải nạp qua thực phẩm, không tự thay thế được.

Người ta coi sá sùng như một loại gia vị, với độ ngon ngọt có thể thay mỳ chính nhưng giá trị lại cao hơn gấp nhiều lần.

Công dụng dược lý của sá sùng

Y học cổ truyền xác định sá sùng tính mát, vị mặn, công dụng bổ huyết, sinh tinh, cường dương, thanh nhiệt, kiện tỳ vị, chủ trị các bệnh sinh lý thường gặp ở nam giới. Và bệnh phụ khoa ở phụ nữ như phế khư, hung muộn, hư đạo hãn…

Tác dụng của sá sùng

Sử dụng sá sùng đem lại hiệu quả trong các trường hợp cần bổ máu, dưỡng huyết, tăng cân, điều trị suy dinh dưỡng, tăng cường sinh lý, kích thích tiêu hóa, mạnh gân xương, chữa bệnh ho hen.

Sá sùng chữa bệnh gì?

Khi tìm hiểu về sá sùng, chắc chắn bạn đang rất nôn nóng để biết được các bài thuốc chữa bệnh từ loại sinh vật biển là gì đúng không nào? Hãy bỏ túi ngay cho mình những gợi ý hữu ích sau đây.


*

Nhiều người đã ghi nhận hiệu quả của sá sùng trong việc bồi bổ cơ thể


1. Tăng cường sinh lý

Trong dân gian, sá sùng được mệnh danh là “thần dược”, chức năng chữa liệt dương, chống xuất tinh sớm, bổ thận, tăng cường khí lực vô cùng tuyệt vời.

Bài thuốc 1: Từ sá sùng khô, bạn đem nướng vàng hoặc sao thơm, rồi nghiền thành bột, chiêu cùng nước ấm hay rượu để dùng hàng ngày. Chia làm 2 lần, liều dùng phù hợp 5-7g/ngày.

Xem thêm: Cách Làm Bóng Bay Hình Trái Tim, 4 Bước Dễ Dàng Để Có Bóng Trái Tim

Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 50g lá dâm dương hoắc, 200g sá sùng tươi, 50g hẹ, 20g mè.

Bạn thực hiện lần lượt thứ tự như sau: Cho lá dâm dương hoắc vào nồi, đổ ngập nước, đặt lên trên cái xửng hấp. Trộn đều các thứ còn lại gồm sá sùng tươi, hẹ, mè để đặt lên xửng hấp.

Đun sôi nồi thuốc trong khoảng 15 phút chờ chín là ăn được. Có thể chấm cùng muối tiêu chanh hay nước mắm chua cay đều được rất kích thích vị giác.


*

Sử dụng sá sùng để tăng cường chức năng sinh lý


2. Chữa ho hen kéo dài

Những người bị ho hen kéo dài sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi biết đến tác dụng của sá sùng bằng cách đun nước uống trong ngày với sá sùng khô, cát cánh mỗi loại 5g, củ mạch môn khô 10g và 1 lít nước.

3. Trị chứng triều nhiệt

Bài thuốc 1: Dùng sá sùng khô, cát cánh mỗi vị 5g, tuyền phúc hoa 3g. Ngày sắc 1 thang để uống, chia làm 3 lần.

Bài thuốc 2: Sá sùng khô, thanh cao mỗi thứ 5g, địa cốt bí 3g đem sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

4. Trị răng lợi sưng đau

Lấy 10g sá sùng biển tươi và 5g khô để sắc uống, chia làm 2 lần/ngày.

5. Hỗ trợ trị liệu ung thư

Những bệnh nhân bị ưng thư, trong quá trình trị liệu muốn giảm đau đớn. Hoặc người bình thường cần bồi bổ sức khỏe, tăng cường để kháng, có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: 100g sá sùng tươi, 50g gạo tẻ nấu thành cháo, nêm gia vị vừa miệng để ăn trong ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 6g bột sá sùng, hấp cùng nước cơm, ăn ngày 2 lần.

Sá sùng nấu món gì?

Với rất công dụng bổ ích mà sá dùng không chỉ hình thành nên các bài thuốc đa công dụng, nó còn được coi là loại hải sản thượng hạn, mang lại nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.


*

Bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình bằng các món ngon bằng sá sùng


Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, cũng như thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn nấu món ăn từ sá sùng.

Canh sá sùng:

Khi nấu canh rau ngót, lá lốt hay rau đay, cho thêm chừng 3-4 con sá sùng khô cắt nhỏ vào sẽ cho vị ngọt đậm đà, không cần dùng đến mỳ chính. Người cơ thể mệt mỏi, mới ốm dậy ăn canh sá sùng sẽ nâng cao khả năng phục hồi tốt.

Sá sùng xào:

Sá sùng xào với su hào, vừa cho vị ngon ngọt đặc trưng của nguyên liệu, vừa làm hài lòng vị giác khó tính của thực khách với độ sần sật, độc lạ.

Nấu nước phở:

Các quán kinh doanh hàng phở thay vì sử dụng mỳ chính tiềm ẩn nhiều hóa chất đã thay thế bằng sá sùng khô để tạo độ ngọt, đậm đà không gì sánh được.

Nấu cháo:

Đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho con bú ăn cháo sá sùng sẽ được bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào, trẻ cứng cáp, nhanh lớn hơn, trong khi mẹ lại nhiều sữa.

Sá sùng đảo giòn:

Món ăn sẽ mang đến cho gia đình bạn thực đơn phong phú, mới lại. Sá sùng chao dầu vừa giòn, vừa mềm lại cho vị béo ngọt. Chế biến để nhậu cùng bia chắc chắn quên sầu.

Sá sùng nướng:

Tương tự các loại hải sản khô khác, sá sùng cũng có thể dùng để nướng. Cách làm thì vô cùng đơn giản, nhưng bạn sẽ thu về thành quả bất ngờ.

Sá sùng nướng ngon hơn bất kỳ loại hải sản nướng nào khác, chấm ăn cùng muối ớt vắt chanh sẽ giúp bạn cảm nhận đúng vị.


*

Rượu sá sùng tốt cho sức khỏe


Sá sùng ngâm rượu

Sá sùng ngâm rượu bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hay coi như một loại thực phẩm chức năng đều được. Để phát huy trọn vẹn công dụng của sá sùng, đòi hỏi bạn cần lựa chọn nguyên liệu đúng chuẩn, đã được sơ chế sạch sẽ.

Cách làm không quá phức tạp, bạn cần có 1kg sá sùng khô, 300g kỷ tử khô, 50g tiểu hồi, 20g quế chi và 3 lít rượu trắng 40 độ loại ngon.

Đem sao vàng sá sùng khô, đến khi ngửi thấy mùi thơm nhẹ là được. Tiếp theo, cho sá sùng vào bình sạch trước, rồi lần lượt bỏ vào đó các vị thuốc còn lại, đổ rượu. Ngâm khoảng 60 ngày trở lên là dùng được.

Trong bữa ăn, uống 4-6 ly nhỏ rượu sá sùng để tăng cường lưu thông máu, tốt cho snh lý nam giới.

Những ai nên dùng sá sùng?

Sá sùng có thể phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, từ người gầy yếu, cao tuổi, sức đề kháng kém, đến người bị suy giảm sức năng sinh lý, bị ho hen kéo dài. Ngay cả những người bình thường có điều kiện dùng sá sùng hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể.

Đối tượng không nên dùng sá sùng

Người bị dị ứng với hải sản không nên sử dụng sá sùng. Ngoài ra, các trường hợp đang điều trị bệnh cụ thể cần có lời khuyên từ giới chuyên môn để tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.

Như vậy, hy vọng bạn đã biết được chi tiết toàn bộ thông tin về sá sùng, lợi ích đối với sức khỏe và có cách thức áp dụng sao cho an toàn, hiệu quả nhất.