Kỹ Thuật Thụ Tinh Cho Gà Giống

Thụ tinh nhân tạo là một kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng để ấp nở gà con giống...


*

Ông Lê Công Tùng ở thôn Hạ Bì 1, xã Yết Kiêu (Gia Lộc) là người đầu tiên học hỏi, đưa kỹ thuật thụ tinh cho gà về địa phương

Nhiều cái lợiChúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Lê Công Tùng ở thôn Hạ Bì 1, xã Yết Kiêu (Gia Lộc) đúng lúc ông và một số công nhân đang thụ tinh cho gà. Đầu tiên lấy tinh trùng của gà trống sau đó bơm vào cho gà mái. Công việc này được thực hiện hằng ngày, mỗi con gà 2-3 ngày sẽ làm 1 lần. 

Ông Tùng là người đầu tiên ở khu vực phía Bắc học và phổ biến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà. Nếu trước đây, chăn nuôi theo phương pháp truyền thống thì 10 con gà mái cần 1 con gà trống. Còn theo cách thụ tinh nhân tạo như hiện nay 1 con gà trống có thể bảo đảm trên 100 con gà mái đẻ trứng "đủ trống". Số lượng gà trống giảm đồng nghĩa với tiết kiệm được chi phí mua con giống, thức ăn, chuồng trại, tiền thuốc, điện nước...

Bạn đang xem: Kỹ thuật thụ tinh cho gà giống

"Áp dụng kỹ thuật này việc chăn nuôi đỡ vất vả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Một con gà trống mua khoảng 500.000 đồng, nuôi khoảng 8-9 tháng mới được khai thác. Với 8.000 con gà mái đẻ, trang trại chỉ cần 80 con trống, tính ra chúng tôi có thể tiết kiệm được cả trăm triệu đồng mỗi tháng", ông Tùng chia sẻ.

Theo ông Tùng, sự chủ động trong kỹ thuật sẽ tạo ra hiệu quả sản xuất. Nếu "lấy trống" (gà trống) tự nhiên như trước kia, chất lượng trứng "đủ trống" không đồng đều nên tỷ lệ trứng ấp nở thành gà giống khá thấp, chỉ 60-70%. "Lấy trống" nhân tạo có thể cho tỷ lệ ấp nở thành con đạt hơn 90%. Ngoài ra, thụ tinh nhân tạo có thể cho chất lượng gà con được tốt, chủ động lai tạo từ gà trống và gà mái bố mẹ theo ý muốn. Tùy theo nhu cầu của thị trường mà chọn loại gà trống cho phù hợp. Hiện nay, nhiều hộ ở xã Yết Kiêu chủ yếu sử dụng gà bố là các giống gà Đông Tảo, lai chọi và gà mẹ là giống Lương Phượng. Gà con được tạo ra là giống rất được ưa chuộng trên thị trưởng bởi thịt thơm ngon.

*

Việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh cho gà mang lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao chất lượng con giống

Nhân rộng

Nhiều năm trước, sau khi rời quân ngũ, ông Tùng loay hoay với nhiều mô hình phát triển kinh tế như nấu rượu, nuôi lợn, nuôi gà thịt... Cuối cùng ông chọn nghề ấp nở gia cầm giống theo truyền thống của quê hương. Từ ấp nở vịt, ngan, ông chuyển sang chuyên ấp gà giống. Lúc này điều ông Tùng đau đáu nhất là làm sao để tăng được tỷ lệ ấp nở thành công. Hơn 5 năm trước, ông Tùng tình cờ được một người bạn ở Hà Tây (cũ) giới thiệu sang Trung Quốc học kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà. Sau đó, ông sang Trung Quốc bỏ thời gian, tiền bạc để học kỹ thuật này.

Xem thêm: Nên Mua Iphone 6S Plus Hay Iphone 7 Hay Iphone 6S Plus? Nên Mua Iphone 6S Plus Hay Iphone 7 Plus

Sau khi ông Tùng áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người làm nghề ấp nở con giống ở xã Yết Kiêu và một số nơi đến học hỏi. Ông Phạm Đình Dừa ở thôn Thượng Bì 1 (Yết Kiêu) được ông Tùng truyền kinh nghiệm thụ tinh gà cho biết: "Hiệu quả sử dụng kỹ thuật này khá rõ. Tỷ lệ trứng ấp nở cao, từ 85-90%. Gà giống thành phẩm bảo đảm chuẩn chất lượng không bị pha tạp bởi gà bố luôn được rà soát, con nào kém chất lượng sẽ loại ngay".

 

*

Gà trống được nuôi tại trang trại của gia đình ông Lê Công Tùng 

Từ năm 2017 đến nay, kỹ thuật mới này đã được ông Tùng trực tiếp đến phổ biến ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh như vùng gà đồi Chí Linh, thị xã Kinh Môn, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên...

Tiếng lành đồn xa, ông Trần Văn Triển ở tận Phố Cò, TP Sông Công (Thái Nguyên) cũng tìm đến ông Tùng học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Chia sẻ thực tế áp dụng vào sản xuất, ông Triển đã khẳng định lượng gà trống giảm nhiều nên tiết kiệm đáng kể chi phí, công sức so với trước đây. Từ khi áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo này, lợi nhuận từ trang trại gà giống của gia đình ông đã tăng lên vài chục triệu đồng mỗi tháng.

Ông Trần Đình Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Yết Kiêu cho biết: "Địa phương hiện có khoảng 60 hộ chăn nuôi ấp nở trứng gia cầm. Hiện kỹ thuật thụ tinh cho gà không chỉ được người dân làm nghề ấp nở ở Yết Kiêu áp dụng mà đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi". Áp dụng kỹ thuật thụ tinh cho gà đã mang lại những hiệu quả thiết thực, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để nhân rộng mô hình này trong thực tiễn.