Sự Nghiệp Của Hoa Khôi Bóng Chuyển Việt Nam Phạm Thị Kim Huệ

Phim Thị Kim Huệ từng là vận động viên bóng chuyền nổi tiếng khu vực. Thế nhưng con đường sự nghiệp và cả đường tình duyên của cô khá thăng trầm.

Bạn đang xem: Sự nghiệp của hoa khôi bóng chuyển việt nam phạm thị kim huệ


*


Phạm Thị Kim Huệ - cô gái sinh ra để giành cho thể thao

Phạm Thị Kim Huệ sinh năm 1982 tại phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội, mẹ cô là công nhân, bố là bộ đội. Nhà nghèo từ nhỏ Kim Huệ đã phải bươn chải với đủ nghề: bồi giấy, gấp giấy ăn để phụ giúp gia đình. Mặc dù vất vả, song, năm nào Kim Huệ cũng đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.

Thừa hưởng chiều cao lý tưởng từ bố mẹ, từ năm 14 tuổi, khi còn đang theo học tại lớp 8 Trường THCS An Dương, Phạm Thị Kim Huệ đã được lựa chọn để tham gia giải chạy cho trường và được chọn vào lớp điền kinh trẻ của Hà Nội. Thời gian sau đó, Kim Huệ tập luyện tại sân vận động Trịnh Hoài Đức với mục tiêu trở thành VĐV điền kinh.

Cơ duyên đến với bóng chuyền của Phạm Thị Kim Huệ

Phạm Thị Kim Huệ Bắt đầu bén duyên với sự nghiệp đập bóng vào năm 1995 khi chuyển sang tập bóng chuyền tại đội bóng Bộ tư lệnh Thông tin. Chỉ sau đúng 4 năm, khi mới 16 tuổi, Phạm Thị Kim Huệ đã tạo nên đột phá ngoạn mục khi giành một suất chính thức tại cả CLB lẫn ĐTQG.

Phạm Thị Kim Huệ trong sắc áo của ĐTQG

Tại SEA Games 2003 trên sân nhà, Kim Huệ đã chính thức được khẳng định với tư cách mũi đánh nhanh vào loại hay nhất Đông Nam Á, đặc biệt với cú đánh một chân ở vị trí số 2 đủ khuất phục mọi dàn chắn.

Chưa đầy 19 tuổi, Huệ được giao chiếc băng đội trưởng ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia, cô cũng là vị đội trưởng trẻ nhất trong lịch sử bóng chuyền Việt Nam. Thời đỉnh cao 2002 - 2007, Phạm Thị Kim Huệ được coi là VĐV chơi hay nhất ở vị trí phụ công khu vực Đông Nam Á.

Sau này, Phạm Thị Kim Huệ cùng Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã tạo thành cặp đôi phụ công hàng đầu Đông Nam Á.

Phạm Thị Kim Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Hoa là huyền thoại phụ công trong giới bóng chuyền Đông Nam Á

Tính tới thời điểm năm 2007, Phạm Thị Kim Huệ là VĐV duy nhất của Việt Nam tham dự 6 kỳ SEA Games liên tiếp kể từ SEA Games 21 năm 2001 đồng thời chị cũng đang giữ kỷ lục 17 lần tham dự giải VĐQG liên tiếp. 

Những múi gai trên con đường sự nghiệp bóng chuyền trải đầy hoa hồng của Phạm Thị Kim Huệ

Vào năm 2007 Kim Huệ gặp chấn thương rất nặng khiến cô phải nghỉ thi đấu gần 2 năm. Trong một lần chia sẻ với truyền thông, cô cho biết:

“Năm 2006 tôi gặp chấn thương rất nặng. Do tập luyện quá sức trong khi thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau thi đấu lại rất ít nên tôi bị rạn xương ống chân, phải phẫu thuật. Nhưng sau khi mổ xong, vì đi thi đấu sớm nên tiếp tục bị tái phát. Tôi phải xin mổ trái tuyến, tự bỏ tiền lo chi phí với mong muốn trị dứt hẳn”.

“Lúc đó ở đội tìm được một số VĐV trẻ tài năng, trong khi người ta nghĩ tôi đã có tuổi, lại mổ lần hai như vậy thì chắc gì đã có thể trở lại thi đấu, nên tôi bị mọi người lơ đãng. Bản thân tôi cảm thấy vô cùng bế tắc”

Trong thời gian nghỉ ngơi sau chấn thương, Phạm Thị Kim Huệ đã lập gia đình và sinh con.

Kim Huệ và con gái.

Với ngọn lửa đam mê còn rực cháy, cộng thêm sự thuyết phục các các HLV trong ban huấn luyến, Kim Huệ cuối cùng cũng đã quyết trở lại tập luyện sau 3 năm rời xa sân bóng để lập gia đình và sinh con.

Thậm chí vì tình yêu với bóng chuyền, Kim Huệ còn hy sinh quyền nuôi con cho chồng sau khi hôn nhân tan vỡ.

“Phụ nữ chơi thể thao là một thiệt thòi, phải tập luyện từ 6h sáng đến 6h tối. Đi thi đấu quanh năm suốt tháng nên thời gian cho gia đình là rất ít.

Đã lựa chọn con đường này, bản thân tôi không chỉ vượt qua chính mình mà còn phải vượt qua dư luận, vượt qua những lời khen chê của khán giả. Dù vậy, tôi quyết tâm sẽ đi xa nhất, bao giờ chấn thương đến mức không thể thi đấu nữa thì tôi mới dừng lại”, cựu hoa khôi bóng chuyền Việt Nam chia sẻ.

Phạm Thị Kim Huê và những bảng thành tích khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ


Từ thời điểm bắt đầu bén duyên với bóng chuyền, Phạm Thị Kim Huệ đã liên tục chứng minh được tài năng của bản thân qua bảng thành tích cá nhân vô cùng đồ sộ. Cụ thể, nữ vận động viên từng nhiều năm giúp Bộ Tư lệnh Thông tin giành giải Vô địch Quốc gia. Và khi chuyển sang khoác áo Ngân hàng Công thương, Kim Huệ tiếp tục thi đấu thăng hoa, giành khá nhiều danh hiệu vô địch: Cúp VTV Bình Điền 2016, Cúp Hùng Vương 2016, VĐQG 2016, Cúp Hùng Vương 2017, Siêu Cúp Việt Nam năm 2017...

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Bỏ Chặn Trên Facebook Trên Điện Thoại Và Máy Tính

Không chỉ tài năng, Phạm Thị Kim Huệ còn được nhiều lần được bình chọn là "Hoa khôi bóng chuyền" ở các giải quốc tế tổ chức tại Việt Nam.

Theo chia sẻ của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt, Kim Huệ không chỉ là đầu tàu trên sân, mà còn được xem như tấm gương trong nỗ lực tập luyện, giúp các thế hệ VĐV của đội bóng ngân hàng nhìn vào mà học tập. Ở tuổi 35, Kim Huệ vẫn chơi bóng rất hay, cả trong màu áo Ngân hàng Công thương lẫn Đội tuyển quốc gia.

Chẳng mấy khi nghe cô than vãn về nghề và luôn coi trọng chuyện chơi bóng chuyền cũng giống như phải sống đẹp, sống có ích trong cuộc đời. Đấy là lý do dù khoác áo đội bóng nào, trước đây là Bộ Tư lệnh Thông tin hay mấy mùa qua là Ngân hàng Công thương, Kim Huệ vẫn giữ được phong thái của một tay đập chủ lực, là chỗ dựa tinh thần cũng như về chuyên môn cho các đàn em.

Kim Huệ tâm sự: "Bóng chuyền đã mang lại cho tôi nhiều thứ nhưng cũng vì bóng chuyền mà tôi hy sinh rất nhiều. Tuy nhiên khi đã chọn đó là cái nghiệp thì mình phải cố gắng thôi. Đến giờ phút này tôi dừng cuộc chơi với tâm trạng khá thoải mái, mình đã làm hết sức khi cùng Ngân hàng Công thương có được chức VĐQG, trong năm tháng cuối của nghiệp VĐV mình vẫn có thể góp sức cùng ĐTQG tham dự SEA Games 29, dù nó chưa thật trọn vẹn".

Phạm Thị KIm Huệ và CLB Ngân hàng Công Thương

Năm 2012 Kim Huệ quyết định chuyển sang CLB Ngân hàng Công Thương, chia tay Bộ tư lệnh Thông tin sau 16 năm gắn bó.

Cùng trong thời gian này, Phạm Thị Kim Huệ cùng đồng đội đã mang về tổng cộng 6 HCB trong 6 lần tham dự SEA Games. Kim Huệ ghi dấu ấn đậm nét khi cùng ĐTQG giành vị trí thứ 4 cúp châu Á năm 2012.

Năm 2013, Phạm Thị Kim Huệ chính thức rời ĐTQG để lui về tập trung cho CLB Ngân hàng Công thương.

Năm 2015, Kim Huệ vuột mất chuyến xuất ngoại thi đấu tại giải VĐQG Thái Lan cho Danish Nongrua khi CLB này không đạt được thỏa thuận với đội bóng chủ quản Ngân hàng Công thương Việt Nam vào phút chót.

Năm 2016, Phạm Thị Kim Huệ xin về làm huấn luyện viên tại Ngân hàng Công Thương sau khi giúp đội vô địch quốc gia. Nhưng do thiếu nhân sự thi đấu nên năm 2018 cô mới chuyển sang làm huấn luyện viên.

Dù không còn tỏa sáng trên sân đấu nhưng với vai trò HLV

Thời gian gần đây, Phạm Thị Kim Huệ và ba vận động viên khác bao gồm Thu Hoài, Phương Anh và Ninh Anh thuộc biên chế Câu lạc bộ bóng chuyền Ngân hàng Công Thương vướng vào lùm xùm chuyển nhượng.

Cụ thể, Phạm Thị Kim Huệ cùng 3 VĐV còn lại đã từng nhận lời chuyển nhượng tới câu lạc bộ bóng chuyền Bamboo Airways Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, sau đó họ thay đổi quyết định và chọn ở lại đơn vị cũ. Điều này khiến câu lạc bộ chiêu mộ hụt Kim Huệ cho rằng cô và các học trò làm ảnh hưởng đến quyền lợi và hình ảnh do hai bên đã thỏa thuận, viết tay cam kết.

Sau đó, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) ra quyết định kỷ luật huấn luyện viên Phạm Thị Kim Huệ và các vận động viên dưới hình thức cảnh cáo do đã có những hành vi làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bóng chuyền Việt Nam. 

Phản ứng về hành động không báo trước của VFV, Kim Huệ và ba học trò cho biết hình thức xử phạt này là không thỏa đáng. Cô cho biết nếu không giải quyết hợp lý thì sẽ mời luật sư làm việc vì hình thức kỷ luật không có cơ sở của VFV gây ảnh hưởng tới hình ảnh, danh dự của cô và học trò.

Huấn luyện viên Phạm Kim Huệ muốn VFV làm rõ ràng căn cứ để xử phạt bản thân và học trò. Án phạt vừa qua không gây ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế nhưng tổn hại đến danh dự, hình ảnh của huấn luyện viên và cầu thủ đội Ngân hàng Công Thương.

Hiện vụ việc vẫn đang được các bên liên quan cùng xử lý và các diễn biến mới nhất luôn nhận được sự chú ý lớn của cư dân mạng.