Tổng phương tiện thanh toán là gì

*
Tổng phương tiện thanh toán hay cung tiền M2 là gì và vai trò của nó ra sao trong điều hành tiền tệ?

Chúng ta có thể tìm số liệu về tổng phương tiện thanh toán ở đâu?

TỔNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN LÀ GÌ?

Tổng phương tiện thanh toán là thước đo phản ánh mức CUNG TIỀN trong nền kinh tế. Con số được đo lường qua các phép đo M0, M1, M2… Tùy vào mức độ phát triển của thị trường tài chính mà Ngân Hàng Trung Ương của một quốc gia chọn cách đo M nào.

Bạn đang xem: Tổng phương tiện thanh toán là gì

Trong thực thế, việc lựa chọn ra một phép đo lường tiền sẽ căn cứ vào xem cách nào giúp thực hiện được tốt nhất việc dự báo các biến số kinh tế mà tiền tệ có ảnh hưởng nhiều như tỉ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh…

Ở Việt Nam, tổng phương tiện thanh toán thường sử dụng phép đo M2, bao gồm: tiền giấy, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Các nhà quản lý cho rằng việc kiểm soát M2 thực sự quan trọng, vì tiền gửi tiết kiện và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng. Hơn nữa, giữa chúng và M1 thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau. Xem lại cách chia cung tiền ở LINK NÀY.

Xem thêm: Lời Bài Hát Tình Yêu Cao Thượng, Tình Yêu Cao Thượng

Thực tế lịch sử cũng củng cố cho việc lựa chọn M2 làm phương thức đo lường tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với ví dụ tiêu biểu:

Tháng 7/1979, lạm phát tại Hoa Kỳ gia tăng trầm trọng. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã tiến hành sử dụng tổng cung tiền tệ M2 làm định hướng kiểm soát lạm phát và đã rất thành công, tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh chóng cho đến năm 1986.

VẬY XEM CON SỐ “CUNG TIỀN M2” Ở ĐÂU?

Trên WEBSITE CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC có thông kê tổng phương tiện thanh toán trong các thời kỳ theo tháng. Ví dụ: Tại thời điểm viết bài (tháng 11/2020), tổng phương tiện thanh toán đang được thống kê đến tháng 8/2020.

Đến hết tháng 8/2020, tổng phương tiện thanh toán đạt khoảng 11,316 nghìn tỷ đồng, tăng lên so với cuối năm 2019 là 7.02%. Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lần lượt 6.84% và 5.46% so với cuối năm 2019.

Việc công bố số liệu về tổng phương tiện thanh toán luôn có độ trễ, việc công bố con số chính thức thường phải chờ sau vài tháng; lý do là Ngân hàng nhà nước cần phải đợi số liệu từ các Ngân hàng thương mại. Thông thường sẽ có con số sơ bộ nhưng chỉ qua các bài báo được trích từ các buổi họp, chúng ta co thể google tham khảo thêm trên các trang báo. Còn số liệu chính thức từ trang của Ngân hàng nhà nước sẽ luôn có độ trễ.