Tranh trừu tượng nghệ thuật cần được hiểu đúng cách

Nhiều người cho rằng tác phẩm nghệ thuật của một họa sĩ trừu tượng chuyên nghiệp chẳng khác nào nét nguệch ngoạc của một đứa trẻ, điều này khiến việc nhìn thấy ý nghĩa bên trong các tác phẩm gặp nhiều khó khăn.

Bạn đang xem: Tranh trừu tượng nghệ thuật cần được hiểu đúng cách

Không ít người có cái nhìn lệch lạc về nghệ thuật trừu tượng, bởi đa số chúng ta thường tìm kiếm những điều thực tế, cụ thể, những thứ ta có thể xác định, có thể gọi tên. Vì lẽ đó, việc hiểu nghệ thuật trừu tượng thuần túy, với những chủ đề phi hình dạng, phi nhận thức, màu sắc cùng đường nét không tuân theo bất cứ quy tắc nào, có thể là một thách thức.

*

Nhận ra sự khác biệt giữa nghệ thuật trẻ con và nghệ thuật trừu tượng

Không thể phủ nhận một số điểm tương đồng trong cách thức biểu đạt giữa các bản vẽ trẻ em và những tác phẩm của các nghệ sĩ trừu tượng chuyên nghiệp. Song, các điểm tương đồng chỉ là bề ngoài. Có một vài cách lý giải cho việc các bản vẽ của trẻ nhỏ mang nhiều suy niệm, ý nghĩa (những lí do này thường theo trẻ trưởng thành và trở thành những nghệ sĩ thực thụ). Nhưng đối với nghệ sĩ, các tác phẩm ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa hơn, đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ và hiểu biết về các yếu tố hình ảnh, nguyên tắc nghệ thuật. Ví dụ như việc thông qua một số cấu trúc hữu hình để cả người không phải nghệ sĩ cũng có thể hiểu được cảm xúc của bức tranh.

*

Vì nghệ thuật trừu tượng chủ yếu tập trung vào các thành tố chính của thiết kế, chứ không nhất thiết dựa trên hình ảnh dễ nhận biết, điều quan trọng nhất là cách nghệ sĩ sử dụng các yếu tố nghệ thuật để truyền đạt các nguyên tắc nghệ thuật cụ thể của anh ta.

Sự thấu hiểu về quá khứ, công việc và thời kì nghệ thuật

Nghệ thuật trừu tượng chuyên nghiệp thường mang nhiều tầng ý nghĩa hơn những gì chúng ta thấy trên bề mặt của khung hình. Nó có thể nói về bản thân quá trình hình thành của tác phẩm đó, các ý nghĩa biểu tượng mà người nghệ sĩ đã sử dụng, hoặc việc cắt xén những yếu tố không cần thiết nhằm bộc lộ ý nghĩa biểu tượng bên trong. Vì vậy, việc nhìn nhận một tác phẩm trừu tượng bằng cách nghiên cứu chính tác phẩm đó và cuộc đời của người nghệ sĩ là hết sức quan trọng. Ý thức rằng tác phẩm trừu tượng luôn vượt ra tầm hiểu biết của bạn là rất hữu ích trong việc tìm ra ý nghĩa thật sự của nó.

*

Bản thân người nghệ sĩ cũng là một sản phẩm của văn hóa, địa điểm và thời kì của họ. Nếu bạn biết lịch sử liên quan đến nghệ sĩ, bạn cũng sẽ có thể hiểu rõ hơn về bức tranh.

Xem thêm: Phim Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn 3 : Sự Trở Lại Của Nhà Vua, Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn 3

*

Chân dung Piet Mondrian (1872-1944)

Ví dụ, Piet Mondrian (1872-1944) là một nghệ sĩ Hà Lan nổi tiếng với những bức tranh trừu tượng hình học tối giản của mình. Bản thân bức tranh không quá đặc biệt để bạn nhận ra, nhưng khi bạn hiểu rằng “Piet Mondrian đã đơn giản hóa các yếu tố để phản ánh những gì ông thấy, thứ tự tinh thần nằm bên dưới thế giới hữu hình, tạo ra một ngôn ngữ thẩm mỹ rõ ràng, phổ quát trong tranh vẽ của ông”, bạn sẽ có khuynh hướng đánh giá cao sự đơn giản rõ ràng trong tranh của ông.

*

COMPOSITION NO. 10 (PIER AND OCEAN) - Tranh của Piet Mondrian

Nguồn: learnodo-newtonic.com

Như bản thân Mondrian đã nói: "Cảm xúc của cái đẹp luôn bị che khuất bởi sự xuất hiện của vật thể. Do đó vật thể phải được loại bỏ khỏi bức tranh."

Nghệ thuật trừu tượng cần thời gian

Một sai lầm trong việc cố gắng thấu hiểu tranh trừu tượng là ý nghĩ sẽ hiểu được nó ngay lập tức. Giống như việc người nghệ sĩ phải mất nhiều thời gian để cho ra đời các bức tranh, việc hấp thụ ý nghĩa và cảm xúc đằng sau một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng cũng cần nhiều thời gian và kiên nhẫn như thế.

*

Tác phẩm “Lavender Mist” của danh họa Jackson Pollock

(Nguồn: thehundreds.com)

Phong trào Nghệ thuật Chậm (The Slow Art) phổ biến trên toàn thế giới đã thu hút nhiều sự chú ý. Khách tham quan bảo tàng thường lướt qua rất nhanh, dành ít hơn hai mươi giây cho một tác phẩm nghệ thuật cá nhân, và do đó họ đã bỏ qua ý nghĩa các tác phẩm này thể hiện.

Cách phân tích nghệ thuật trừu tượng

Có ba bước cơ bản khi phân tích bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào:

1. Mô tả:

Bạn thấy gì? Bắt đầu với những thứ rõ ràng và từ từ đào sâu hơn. Xác định các yếu tố và nguyên tắc thiết kế mà bạn thấy. Các màu sắc nào đã được dùng? Chúng nóng hay lạnh? Chúng có hài hòa hay không? Những loại bút pháp được sử dụng? Hình khối trong tranh như thế nào? Nó có cân bằng, trực quan không? Nó có đối xứng hay không? Có yếu tố nào lặp lại hay không?

*

Diễn giải nghệ thuật trừu tượng

2. Giải thích:

Tác phẩm nghệ thuật đang cố gắng nói gì? Những điều bạn nhìn thấy đã mô tả, đóng góp cho thông điệp của nó như thế nào? Nó làm bạn cảm thấy thế nào? Nó làm bạn cảm thấy vui hay buồn? Nó truyền tải năng lượng, hay nó truyền đạt cảm giác tĩnh lặng và hòa bình?

Hãy đọc tiêu đề của bức tranh. Nó có thể cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về ý nghĩa hoặc mục đích của nó.

*

Tác phẩm COMPOSITION VII của danh họa Wassily Kandinsky

3. Đánh giá:

Nó có hiệu quả nghệ thuật không? Bạn có bị nó cảm hóa hoặc tác động không? Bạn có hiểu ý định của người nghệ sĩ không? Bức tranh nói với bạn điều gì? Tuy không phải chúng luôn nói với tất cả mọi người. Quan trọng là bạn đang đặt mình ở chiều sâu nào.

Như Pablo Picasso đã nói, “Không có nghệ thuật trừu tượng. Bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì đó. Sau đó, bạn có thể loại bỏ mọi dấu vết của thực tại. ”

*

Tranh trừu tượng của Pablo Picasso

Hầu hết nghệ thuật trừu tượng đều bắt đầu bằng trải nghiệm của con người. Do đó, bạn có thể chỉ cần dành một chút thời gian với một bức tranh để khám phá nó là gì và nó có ý nghĩa gì đối với bạn. Một bức tranh đại diện cho một cuộc trò chuyện độc đáo giữa nghệ sĩ và một người xem cụ thể. Mặc dù bạn không biết bất cứ điều gì về người nghệ sĩ bạn vẫn có thể bị cảm hóa bởi nghệ thuật của anh ta. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, một người xem có kiến thức thấu đáo về người nghệ sĩ trừu tượng sẽ đưa ra những đánh giá chính xác hơn và giàu tính trân trọng hơn.