TRIẾT LÝ NHÂN SINH CUỘC ĐỜI

Một đời người là một lộ trình dài đầy gió tuyết, chúng ta chỉ truy cầu một thứ thành công, chính là dùng phương thức yêu thích trải qua hết cuộc sống này.

Bạn đang xem: Triết lý nhân sinh cuộc đời


*


Chúng ta đều biêt Khổng Tử được mệnh danh là Bậc Thánh nhân trong cuộc sống, ông từng dạy con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, âu cũng là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà tạo nên triết lý sống.

Nếu không ngại bạn có thể đọc những điều dưới đây, có lẽ sẽ có ích cho mình.

1.Truy cầu hưởng lạc là thiên tính của con người, nhưng trải qua gian khổ cũng là điều tất yếu của đời người. Đời người có thể càng đau khổ thì càng hiểu được sự truy cầu vui vẻ.

2. Vị trí cuộc đời thích hợp lại không phải tiến gần tiền bạc, cũng không phải tiến gần quyền lợi, mà là gần gũi linh hồn. Hạnh phúc chân chính không phải giàu có, cũng không phải mọi chuyện đều đúng, mà là không hổ thẹn với lòng.

3. Đời người thì làm gì có chuyện mọi việc đều như ý. Cuộc sống cũng đâu thể nào hài lòng hết thảy. Vì vậy, đừng so đo với người khác, bởi vì không đáng; đừng quá nghiêm khắc với bản thân, bởi vì sẽ tự tổn thương mình; cũng đừng tính toán chuyện cũ.

4. Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không thể xuống nước; cá thích ăn giun nhưng cá lại không thể lên bờ. Đời người chính là vừa có được, vừa mất đi; vừa chọn lựa, vừa bỏ cuộc.

5. Nóng giận mà để bộc phát ra thì đó chỉ là bản năng. Nóng giận mà kiềm lòng ước chế được thì chính là tu dưỡng. Làm đi làm lại một công việc đơn giản nào đó thì gọi là chuyên gia, nhưng dụng tâm làm mãi một việc trùng lặp không biết chán chường thì đó là người chiến thắng.

6. Bằng cấp là huy chương đồng, năng lực là huy chương bạc, còn đối nhân xử thế mới chính là huy chương vàng.

7. Duyên phận không phải là ngẫu nhiên. Bạn gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trao gửi thiện lương thì gặp người lương thiện. Chuyên hành ác nghiệp thì phải chịu ác duyên. Kỳ thực duyên phận chính là một loại lựa chọn. Người đi ngang nhau, chỉ khẽ chạm vai cũng là cái duyên được tích tồn từ bao đời kiếp. Nếu đã là duyên thì phải biết tùy theo duyên mà sống, chớ cưỡng cầu những thứ vốn không thuộc về mình.

8. “Trước đây, rượu gặp tri kỷ ngàn chén ít; hiện nay, rượu ngàn chén tri kỷ chẳng thấy đâu” Người không uống rượu sẽ không nhận thức được cái mỹ vị của rượu, người không có tri kỷ sẽ không cảm nhận được cái mỹ diệu của cuộc đời. Không có bằng hữu, nhân sinh chính là cô độc, không hoàn chỉnh. Nhưng mà, bởi vì sinh hoạt bận rộn, dần dần thiếu đi liên lạc, tình bạn trở thành phai nhạt.

Xử thế ở đời chính là biết tiến biết lùi, biết trước biết sau.

9. Chiến tranh kéo dài nhất của đời người chính là cuộc chiến tranh của bản thân với bản thân.

Xem thêm: Cách Làm Nước Thổi Bong Bóng Từ Dung Dịch Xà Phòng Cực Kỳ Thú Vị


10. Đời người có tổn thương, có đau đớn, có ngọt thì càng có đắng.

11. Cẩn thận với những lời khen, dù là sau lưng hay trước mặt. Người khen bạn sau lưng chính là thật lòng, hãy trân trọng nhưng đừng vì thế mà trở nên tự mãn. Người khen bạn trước mặt rất có thể là xu nịnh, bợ đỡ, nói lời chót lưỡi đầu môi, vốn không đáng coi trọng. Hãy bỏ ngoài tai những lời khen và lắng nghe, cân nhắc những lời chê bai, chỉ trích.

12. "Mỗi người đều có cách sống riêng của mình" Tự thân vui buồn, tự thân biết, tự mình vui vẻ tự mình hay, đôi khi trong mắt ta nó là địa ngục, mắt người khác lại là chốn thiên đường. Và cũng đôi khi trong mắt mình là thiên đường mộng ước, mắt người khác lại địa ngục trần ai.

13. Gặp chuyện chớ nên vội vàng động thủ, dù có đáp án rồi cũng phải bình tâm chờ đợi, chớ kết luận ngay. Một người, một việc là không thể đánh giá từ một góc nhìn. Phán xét vội vàng có thể sẽ dẫn đến thảm họa.

14. Đời người không phải sống được dài hay ngắn, mỗi lần luân hồi của sinh mệnh đều là một quá trình hoa nở hoa tàn nên mỗi người đều phải phấn đấu nỗ lực mới thu được thành công.

15. Người quân tử thì luôn độ lượng, khoan dung, không để trong lòng những chuyện tầm thường. Kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, chọc giận kẻ tiểu nhân cũng chính là chuốc lấy phiền phức. Cho nên ở đời, gần gũi người quân tử, xa lánh kẻ tiểu nhân chính là đạo lý làm người tối thượng vậy.

16. Hãy trân quý những người yêu thương mình. Họ trao gửi tình cảm cho bạn là có nguyên do, bởi vậy đừng hỏi tại sao. Hãy mở lòng đón nhận, lấy yêu thương gấp đôi để đáp lại họ. Cũng đừng bao giờ lừa gạt tình cảm người khác bởi phụ tình thì tình phụ, phúc đức rồi cũng tiêu tan. Ở đời, tìm được tri kỷ là không dễ. Tìm được rồi nhưng biết trân quý ra sao lại càng khó nữa.

17. Người ta còn sống ngày nào chính là phúc khí, nên phải biết trân quý. Đời người ngắn ngủi mấy chục năm, đừng để tâm vào những chuyện vụn vặt, như thế thân mới có thể thoải mái mà tâm cũng được bình an.

18. Đời người luôn sẽ trải qua sự thay đổi từng đợt một. Sinh mệnh nói với ta rằng ta sinh ra vốn đã cô đơn, mà linh hồn lại nói với ta rằng ta sinh ra vốn đã tự do. Cuộc sống chỉ là để chúng ta nếm trải mọi mùi vị.

Hãy sống hạnh phúc trọn từng giây

19. “Con người đều từ bức bách mà bước ra” Con người không ai là vô dụng cả, mỗi cá nhân đều có những năng lực tiềm tàng. Cho nên, tại thời điểm đối mặt với áp lực, không cần lo lắng ưu sầu, có lẽ đây chỉ là một khảo nghiệm nho nhỏ của cuộc đời đối với bạn. Tin tưởng chính mình, hết thảy đều có thể xử lý được tốt. Trong bức bách, hảo hán mới có thể tới Lương Sơn, thời thế tạo anh hùng, con người vào đường cùng tất biến đổi, chỉ có áp lực mới tạo nên động lực.

20. Ở đời, hãy biết hóa giải chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì. Hãy cố gắng xử lý mọi chuyện một cách đơn giản nhất, tuyệt đối đừng chuyện bé xé ra to, vẽ rắn thêm chân, nghi hoặc, nổi nóng, không giữ bình tĩnh mà hại người, hại cả chính mình.

Triết lý dạy con về tiền bạc nghe đến đâu thấm đến đấy của tỷ phú Warren Buffett: "Đừng cho chúng tiền"