XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TIÊM MÔNG AN TOÀN

Tiêm mông không phải là phương pháp xa lạ với chúng ta, vì bác sĩ rất hay chỉ định mỗi khi cần tiêm thuốc hay chủng ngừa vacxin. Thế nhưng tiêm mông có nguy hiểm không? Loại thuốc nào được chỉ định và chống chỉ định tiêm mông? Kỹ thuật tiêm như thế nào chuẩn xác? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng Phương Nam khám phá nhé!

Mục Lục Bài Viết

3 Kỹ thuật tiêm mông như thế nào?3.1 Xác định vị trí tiêm mông3.2 Thực hành kỹ thuật tiêm mông

Vì sao phải tiêm mông?

Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm mông có nguy hiểm không, chúng ta cần hiểu lý do vì sao tiêm mông thường được bác sĩ chỉ định. Nhìn chung, việc tiêm thuốc là quá trình bơm thuốc dạng dung dịch hòa tan trong nước, trong dầu hoặc dạng hỗn dịch vào cơ thể, thông qua đường dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch, trong da hay ống sống, các khoang thanh mạc,… Tác dụng của thuốc bằng phương pháp tiêm trực tiếp sẽ phát huy nhanh hơn cách uống.Bạn đang xem: Cách xác định vị trí tiêm mông


*

Tiêm mông là kỹ thuật phổ biến

Riêng đối với tiêm bắp thịt, so với tiêm dưới da thuốc sẽ mang đến hiệu quả nhanh hơn. Bởi các cơ luôn co bóp, được tưới máu nhiều, do đó tại bắp thịt quá trình hấp thụ thuốc nhanh hơn ở mô liên kết da. Đồng thời, có thể tiêm những loại thuốc kích thích mạnh như Quinin, Emetin, Penicillin, Streptomycin, huyết thanh hoặc máu,… vì cảm giác đau tại cơ không nhạy bằng mô dưới da.Bạn đang xem: Cách xác định vị trí tiêm mông

Tiêm bắp thịt có thể tiêm tại mông, đùi hay cánh tay. Vậy tại sao bác sĩ thường chỉ định tiêm tại mông nhiều hơn? Nguyên nhân là khối lượng của cơ mông lớn, đồng thời có ít mạch máu quan trọng và dây thần kinh đi qua, nên trở thành vị trí an toàn. Do đó, đối với các loại thuốc chỉ định tiêm bắp, bác sĩ và y tá thường chọn tiêm ở mông. Thế tiêm mông có nguy hiểm không, hãy xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!

Trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm mông

Tiêm mông có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào thuốc. Nếu tiêm cho bệnh nhân thuốc nằm trong nhóm chống chỉ định, đương nhiên sẽ dễ gặp biến chứng. Vậy loại thuốc nào được chỉ định và chống chỉ định tiêm mông?


*

Có một số loại thuốc chống chỉ định tiêm mông

Chỉ định tiêm mông

Thuốc dễ gây đau, dạng dầu lâu tan.Hormone, các loại kháng sinh, muối bạc, muối thủy ngân, dung dịch keo,… gây đau, chậm tan nên tiêm bắp thịt.Về lý thuyết, tất cả các loại thuốc tiêm vào mô liên kết dưới da được (trừ Cafein), đều có thể tiêm bắp thịt.Có một số loại thuốc không được hoặc không nên tiêm tĩnh mạch, nhưng muốn phát huy hiệu quả nhanh thì cần tiêm bắp.Các thuốc hấp thu chậm, dễ kích thích khi tiêm dưới da có thể tiêm bắp.Trường hợp không chỉ định tiêm dưới da do da nứt nẻ sẽ được tiêm bắp thay thế.

Bạn đang xem: Xác định vị trí tiêm mông an toàn

Chống chỉ định tiêm mông

Tiêm mông nói riêng hay tiêm bắp nói chung chống chỉ định tiêm các loại thuốc gây hoại tử tổ chức như Quabain,…


*

Kỹ thuật tiêm mông như thế nào?

Tiêm mông có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm của y tá, bác sĩ. Bất kỳ sai sót nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc nắm vững kỹ thuật tiêm mông là vô cùng quan trọng.

Xác định vị trí tiêm mông

Để tránh tiêm vào dây thần kinh tọa cần xác định đúng vị trí tiêm. Dù có thần kinh hông và mạch máu lớn chạy qua, nhưng việc xác định vị trí tiêm không quá khó khăn, vì vùng mông khá lớn. Vùng mông được giới hạn bởi 4 đường, đó là:

Phía trên xác định nhờ đường nối hai mào chậu.Nếp lằn mông là phía dưới.Rãnh liên mông là phía trong.Mép ngoài mông là phía ngoài.

Để xác định vị trí tiêm mông có 2 cách là:

Cách 1Chia một bên mông thành 4 phần bằng nhau, 1/4 bên ngoài là vị trí tiêm thuốc.Sẽ tiêm vào khớp háng nếu tiêm phần dưới ngoài.Nếu tiêm vào phần bên trong sẽ vào các mạch máu và dây thần kinh hông to. Cách 2Tiến hành kẻ một đường nối thẳng từ mỏm xương cụt đến gai chậu trước trên. Tiếp theo, chia đoạn này thành 3 phần bằng nhau, 1/3 trên ngoài của đoạn kẻ này là vị trí tiêm.Do vị trí này không có mạch máu lớn và dây thần kinh hông to, đồng thời sở hữu lớp cơ dày.

Khi tiêm mông, bệnh nhân sẽ có một trong hai tư thế sau:

Bệnh nhân nằm sấp.Ngồi ghế, mặt quay vào lưng ghế, hai tay ôm lấy lưng ghế và vị trí tiêm là phần mông còn lại lộ ra ngoài.

Xem thêm: Giai Tri - Tin Giải Trí


*

Cần xác định đúng vị trí khi tiêm mông

Thực hành kỹ thuật tiêm mông

Để tiêm mông có hai cách sau:

Tiêm mông 1 thìXác định vị trí tiêm chính xác theo một trong hai cách trên.Dùng cồn Iod sát khuẩn vị trí tiêm trước, sau đó dùng cồn 700 thực hiện lần nữa.Điều dưỡng dùng cồn 700 sát khuẩn tay.Dùng ngón trỏ và ngón cái tay trái căng da vị trí định tiêm.Tai phải cầm bơm kim tiêm. Dùng ngón út đỡ vào đốc kim. Ngón nhẫn, ngón giữa, ngón cái cầm trên thân bơm tiêm. Ngón trỏ đỡ ruột bơm tiêm, đâm thẳng góc vào vị trí tiêm, ấn kim vào thật sâu và nhanh, nhưng tránh cắm ngập đốc kim, cách đốc từ 0,5 – 1 cm. Cần rút ra một chút nếu kim chạm vào xương. Sau đó, tay trái buông khỏi mặt da, xoay nhẹ thử xem có xuất hiện máu hay không. Nếu không có thì chậm rãi bơm thuốc vào. Cần theo dõi sắc mặt của bệnh nhân trong quá trình tiêm.Tay trái đặt trên mông để căng da khi đã bơm hết thuốc, tay phải nhẹ nhàng rút kim theo phương thẳng đứng nhanh chóng.Dùng bông và cồn sát khuẩn lại vị trí tiêm lần nữa. Tiêm mông 2 thìXác định vị trí tiêm chính xác theo một trong hai cách trên.Dùng cồn Iod sát khuẩn vị trí tiêm trước, sau đó dùng cồn 700 thực hiện lần nữa.Điều dưỡng dùng cồn 700 sát khuẩn tay.

Đối với thì 1:

Dùng ngón trỏ và ngón cái tay trái căng da vị trí định tiêm. Tay phải dùng ngón trỏ và ngón cái cầm chắc đốc kim tiêm, lúc này bơm tiêm vẫn chưa cắm kim.Để đánh lạc hướng tập trung, vỗ nhẹ vào mông bệnh nhân bằng 3 ngón tay phải gập lại. Sau đó, đâm kim nhanh vào đúng vị trí tiêm đã định nhanh chóng theo phương thẳng góc 900. Lưu ý không được cắm ngập sát đốc kim.

Đối với thì 2:

Tiến hành lắp bơm tiêm đã có thuốc và đẩy hết khí vào đốc kim khi đã đâm kim vào mông. Hút thử xem có xuất hiện máu không. Nếu không có, từ từ tiến hành bơm thuốc vào và theo dõi bệnh nhân. Cần rút kim ra và chọn vị trí tiêm khác nếu hút thử có máu.Điều dưỡng dùng ngón trỏ và ngón cái tay trái căng da khi tiêm hết thuốc. Tay phải nhanh chóng rút kim theo phương thẳng đứng.Dùng bông và cồn sát khuẩn lại vị trí tiêm lần nữa.

Để tránh tình trạng tiêm mông bị đau, bị sưng, bạn có thể tham khảo cách tiêm mông không đau.

Tiêm mông có nguy hiểm không?


*

Sức khỏe bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nếu tiêm mông không đúng kỹ thuật

Tiêm mông có nguy hiểm không? Một số tai biến có thể gặp phải khi tiêm mông như:

Tiêm mông có nguy hiểm không? Mặc dù tiêm mông là phương pháp rất phổ biến, thường được sử dụng, do việc xác định vị trí tiêm dễ dàng nhờ cơ mông lớn. Tuy nhiên, những tai biến nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra, nếu y tá, điều dưỡng chủ quan trong quá trình xác định vị trí tiêm, sai kỹ thuật hoặc không chú ý đến loại thuốc chống chỉ định,…

Do đó, để nhận được dịch vụ tiêm chủng tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để được đội ngũ y, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện, đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng.