Giải mã ngôn ngữ cơ thể

Có 3 loại tín hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp: ngôn ngữ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể. Trong đó, ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55% tác động đến người nghe. 

Đây chính là lý do vì sao ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp luôn là một chủ đề vô cùng hấp dẫn. Mỗi cử chỉ trong giao tiếp nói lên điều gì? Liệu người đối diện có đang nói thật với bạn hay không? 

Trong bài viết hôm nay, dvdtuhoc.com sẽ cùng bạn khám phá 5 sự thật của cách giao tiếp phi ngôn ngữ này.

Bạn đang xem: Giải mã ngôn ngữ cơ thể

*
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp để tối ưu hóa công việc

Phụ lục

Giải mã 5 tín hiệu ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là gì? 

Là ngôn ngữ nhưng lại không mang hình thái của những ngôn ngữ thông thường. Vậy ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là gì? 

Rất nhiều người cho rằng ngôn ngữ chỉ có thể biểu hiện bằng lời nói. Đây là một quan niệm sai lầm.

Sự tồn tại của ngôn ngữ cơ thể chính là một minh chứng khẳng định sự sai lầm này. Đây là thứ ngôn ngữ đặc biệt được thể hiện bằng tất cả các hành động của cơ thể, trừ nói. 

Bạn có thể sử dụng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,… Qua đó thể hiện trạng thái cảm xúc hiện tại hoặc một yêu cầu tế nhị đối với người đối diện. 

Ngôn ngữ cơ thể là vũ khí giúp cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động hơn. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng là tín hiệu để bạn “đọc vị” đối phương.

*
Kiểm soát được ngôn ngữ cơ thể là chìa khóa giao tiếp thành công

Sở dĩ vậy bởi ngôn ngữ cơ thể là thứ ngôn ngữ tự nhiên và chân thật nhất của con người. Để nắm bắt, kiểm soát các tín hiệu phi ngôn ngữ này cần một quá trình luyện tập rất dài.

Từ các dấu hiệu của cơ thể, chúng ta có thể phán đoán cảm xúc thực sự của đối phương. Tứ đó có cách phản ứng phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp.

Trong kinh doanh, ứng dụng của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp được sử dụng rất nhiều. Đặc biệt là trên bàn đàm phán.

Giải mã 5 tín hiệu ngôn ngữ cơ thể

Giải mã hay sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đều là công việc phức tạp. Điều này đòi hỏi ở bạn sự tinh tế nhất định để chú ý những cử chỉ “đắt giá” của đối phương. 

Dưới đây là 5 ví dụ kinh điển để nắm bắt tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ:

Đối phương tự tin và sẵn sàng tham gia giao tiếp

Không khó để nhận ra nhóm người nổi trội này. Từ họ phát ra tín hiệu của sự thoải mái, bình tĩnh bằng một loạt biểu hiện:

Tư thế đứng thẳng lưng, khoan thai. Đầu ngẩng cao vừa đủ, đứng ở vị trí đối diện bạn.Mắt nhìn thẳng, biểu cảm mặt rạng rỡ, thiện chí.Hơi thở đều, giọng nói rõ ràng, chậm rãi, âm lượng vừa phải.Động tác tay quả quyết, tay để ở tư thế thoải mái.

Nếu nhìn ra ở khách hàng những đặc điểm này cho thấy họ sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ bạn. Bạn nên thoải mái và trình bày đề xuất của mình một cách rõ ràng.

Xem thêm: Vì Em Là Người Đến Sau - Lời Bài Hát Mãi Là Người Đến Sau (Quốc An)

Đối phương đang nghi ngờ và phòng ngự

Tuy nhiên, không phải cuộc trò chuyện nào cũng luôn suôn sẻ. Với một số khách hàng có tính cách cực kỳ cẩn trọng hoặc đa nghi, bạn cần hết sức cẩn thận.

“Cảnh báo” này có thể được nhận ra bởi các tín hiệu: 

Cánh tay thu sát lại cơ thể hoặc khoanh trước ngực.Nét mặt nghiêm trọng hoặc không biểu cảm.Nhíu lông mày.Cơ thể có xu hướng tránh xa bạn.

Nguyên nhân của những phản ứng có thể do những thông tin của bạn chưa rõ ràng đầy đủ. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi lại khách hàng còn những khúc mắc nào để giải đáp. 

Ngoài ra, khách hàng của bạn có thể là một “bậc thầy” trong đọc vị ngôn ngữ cơ thể. Một vài cử chỉ vô ý của bạn có thể làm họ chú ý và không vừa lòng.

*
Một số ví dụ minh họa về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Đối phương không thực sự hợp tác

Đây là vấn đề xảy ra khi khách hàng của bạn là một người có nhịp điệu tập trung ngắn. Hoặc cuộc trò chuyện với bạn đang không đủ hấp dẫn để thu hút họ. 

Một vài dấu hiệu để nhận biết nhóm đối tượng này:

Đầu cúi xuống.Mắt nhìn đờ đẫn thiếu tập trung hoặc nhìn vào thứ khác trong phòng.Tay cầm bút nghịch.Viết, vẽ linh tinh lên giấy.Người trượt dài trên băng ghế.Ngáp ngủ.Liên tục cầm điện thoại xem giờ hoặc làm việc khác.

Dù vì lý do gì, khách hàng của bạn cũng đang ở trạng thái không được tốt. Lúc này, bạn cần có phương án để kết thúc hoặc nâng cao chất lượng hội thoại.

Đối phương nghiêm túc, tập trung

Mục đích của giao tiếp là để nắm bắt và xử lý thông tin. Vậy người đối diện có đang thực sự tập trung và suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề bạn đang nói? Hãy cùng xem một vài dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp sau: 

Vuốt cằm, đặt tay lên má.Đang nhìn hướng khác nhưng ngay lập tức tập trung khi bạn đặt câu hỏi.Mắt nhìn lên trên, trán hơi nhăn lại.Hít hơi thở sâu.Lấy bút vẽ sơ đồ nhanh câu trả lời ra giấy trong trường hợp phỏng vấn.

“Bạn đang nói dối”

Đây có lẽ là sự thật được kỳ vọng khám phá nhất. Nhiều người dùng lời nói để khẳng định quả quyết nhưng ngôn ngữ cơ thể lại cho thấy điều ngược lại:

Mắt né tránh ánh nhìn trực diện, đảo mắt liên tục hoặc nhìn liếc hoặc nhìn vào vị trí khác.Hay đặt tay lên miệng khi giao tiếp.Cử chỉ thiếu tự nhiên.Hơi thở gấp, giọng nói gấp gặp hoặc lắp bắp, hắng giọng.Đổ mồ hôi.

Trên đây là một bài ví dụ điển hình về cách giải mã ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Hy vọng bài viết của dvdtuhoc.com đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!