Câu Chuyện Ý Nghĩa Về Gia Đình

Mục lục

Câu chuyện về ông bà, cha mẹCâu chuyện về tình anh, chị, emCâu chuyện về sự hiếu thảo, tốt bụngCâu chuyện về tình bạn

Câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học luôn là đề tài được các bậc phụ huynh và giáo viên quan tâm tìm hiểu. Bổ sung ngay 15 câu chuyện về gia đình ý nghĩa để mang đến những giờ phút thư giãn cho các bạn nhỏ. Theo dõi bên dưới nhé!

Tác dụng của việc đọc câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học nghe

Những câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học luôn là liều thuốc tinh thần khơi dậy sự tò mò trong trẻ. Có thể nói, đọc truyện cho con không chỉ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn rất nhiều những lợi ích khác mà người lớn nên biết. 

Một số lợi ích bất ngờ đến từ việc đọc truyện về gia đình cho trẻ như: 

Truyện giúp tăng khả năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng

Người lớn thường xuyên đọc truyện cho con nghe, con sẽ hình thành được nhu cầu và mong muốn biết đọc sớm ngay từ khi còn nhỏ. 

Kích thích sự dây tò mò và mong muốn khám những điều mới mẻ. Việc đọc truyện hàng ngày cho con nghe còn giúp cha mẹ phát hiện ra những sở thích, sự hứng thú của bản thân trẻ về lĩnh vực nào đó. Từ đó, cha mẹ có thể định hướng cho con dựa trên những thay đổi đến từ trẻ.Quá trình đọc truyện cho con nghe cũng là một quá trình giao tiếp, trò chuyện giữa cha mẹ với con cái. Từ đó hình thành nên tình cảm gia đình, sự hiểu nhau nhiều hơn qua thời gian ở bên cạnh cùng nhau.

Bạn đang xem: Câu chuyện ý nghĩa về gia đình

Câu chuyện về ông bà, cha mẹ

Một số câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học có thể bạn chưa biết, hãy cùng theo dõi bên dưới: 

Bàn chân ông nội

Cu Sún nhìn hai bàn chân ông nội ngâm trong chậu nước ấm pha muối, nó ngạc nhiên quá đi mất. Tại sao bàn chân ông nội lại dài và to thế kia nhỉ?

Tại sao thì cu Sún chịu. Nó chỉ thấy, năm nào bố cũng mua một đôi giày bata ngoại cỡ cho ông nội. Năm nay, trời đã se lạnh, thế mà bố vẫn chưa mua giày cho ông. Bố bận việc hay quên không biết?

Dạo này, cu Sún ngủ với ông nội. Không được sờ ti mẹ, khó ngủ quá, nó nghĩ vẩn vơ  và luôn miệng hỏi chuyện:

– Ông ơi! Tại sao con sông cạnh nhà mình lại gọi là sông Hồng?

– Vì nước sông có màu hồng chứ sao.

– Tại sao nước sông lại đỏ hồng lên thế hả ông?

– À, màu ấy là phù sa đấy.

Cu Sún hỏi chuyện gì, ông nội cũng biết. Nó tự hào về ông nội lắm. Gối đầu lên cánh tay gầy khô của ông, nó lại hỏi:

– Tại sao bàn chân ông to đến nỗi phải đi giày ngoại cỡ hả ông?

Xoay người ôm nó vào lòng, ông cười hiền lành:

– Thôi ngủ đi cháu, mai còn dậy sớm mà học bài.

Đã hơn một lần cu Sún hỏi về đôi bàn chân to quá khổ của ông. Nhưng ông đều lảng sang chuyện khác. Cu Sún khó hiểu và không vui. Ông không nói thì hỏi bố vậy. Nhưng bố làm bác sĩ ở mãi trên tỉnh cơ, chờ bố thì lâu quá, nhỡ bố quên mất thì xong… Quen tay, nó lần vào bộ ngực lép kẹp của ông nội. Bàn tay mềm mại của nó cụng vào khung xương gồ ghề, cứng như gỗ, nó vội rụt tay lại. Nó nghĩ về đôi bàn chân to quá khổ của ông nội… Tiếng máy nổ lúc khoan, lúc nhặt theo gió heo may vọng về đã kéo dòng suy nghĩ của nó ra bến sông, nơi ấy có nhiều thuyền gắn máy neo đậu. Hàng ngày đi học qua đây, nó thằng tỉ mẩn đứng đếm những người thợ đội than, vác đá lên bờ…

Sáng dậy, cu Sún vẫn nghĩ về đôi chân của ông nội. Nó thầm hỏi, chủ nhật này, liệu bố có về không nhỉ?

Cu Sún thổi bong bóng bằng xà phòng chơi, nó thích thú nhìn theo những quả bong bóng đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng bay lơ lửng trên trời. Mải chơi, bố đánh xe vào đến sân nó mới biết. Mừng quýnh lên, nó bám theo bố vào trong nhà. Bố đặt đôi giày ba ta màu tím còn thơm mùi vải lên bàn. Có thế chứ, bố quên sao được! Đi thử mấy bước xong, ông nội nói:

– Hơi chật một tí nhưng không sao. Đi dăm bữa, nửa tháng, nó dãn ra là vừa.

Có lẽ ông nói thế cho vui lòng bố thôi, chứ lúc đi thử, cu Sún thấy mặt ông nhăn lại có vẻ đau lắm.

Ăn cơm chiều xong, bố ngồi trầm ngâm bên bàn. Nó mon men đến gần:

– Bố!

Bố áp má lên mái tóc khét mùi nắng của nó, thủ thỉ:

– Bố thật có lỗi, năm nay không mua nổi một đôi giày cho ông nội!

Nó quàng hai tay ôm lấy cổ bố, hỏi:

– Tại sao bàn chân ông nội lại to và dài thế hả bố?

Không trả lời, bố đứng dậy, dắt nó ra bến sông. Mặt trời đã tà tà ngọn tre, thợ khuân vác vẫn cần mẫn làm việc. Tiết trời mát mẻ thế mà lưng áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Đầu tóc chân tay, mặt mày nhem nhuốc những than, những cát và vôi bột. Cu Sún để ý thấy không ai đi giày cả…

– Họ khổ quá, bố nhỉ?

– Ừ! Quá khổ là đằng khác.

Tiến đến gần tốp thợ, bố chậm rãi kể:

– Con biết không, ông nội đã từng làm thợ khuân vác bến sông này ngót bốn mươi năm để lấy tiền nuôi bác Cầu, nuôi bồ ăn học nên người đấy! Con làm tính nhân được chứ, có à, lúc nào tính thử xem, bốn mươi năm trời, ông nội đã đi bao nhiêu bước chân trên bến sông kia và đội bao nhiêu thúng cát, vác bao nhiêu viên đá tảng… Đi lại nhiều, mang vác nặng nên bàn chân ông nội mới to khác thường thế đấy con ạ!

– Thì ra là vậy!

Lặng lẽ đi bên bố, cu Sún thầm nghĩ: “Ngày sau lớn lên, mình sẽ tìm mua bằng được giày bata ngoại cỡ cho ông nội!

Ý nghĩa: Bàn chân của ông nội to một cách khác thường đã khiến cho cu Sún hết sức ngạc nhiên, thắc mắc. Nhưng khi nghe bố cho biết sở dĩ bàn chân ông nội to vì ông làm thợ khuân vác, đi lại nhiều, mang vác nặng… cu Sún đã hiểu và thầm thương ông nội. Tình cảm yêu thương mà cu Sún dành cho ông nội thật mộc mạc và đáng quý.

Cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ. Vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:

– Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:

– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?

Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:

– Này, cô bé đi đâu thế?

Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:

– Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.

Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:

– Nhà bà ngoại cô ở đâu?

– Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.

Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.

Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:

– Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?

Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…

– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.

– Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.

Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;

– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?

– Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp

– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?

– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.

Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:

– Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?

– Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.

Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn Đỏ đáng thương.

Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. May sao, lúc đó bác thợ săn đi ngang thấy thế. Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:

– Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.

Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.

Ý nghĩa: Câu chuyện đơn giản rằng nếu bé biết cảnh giác, không tiếp xúc với người lạ chắc chắn sẽ không bị sói già gian ác nắm được mục đích của chuyến đi để làm điều ác. Cô bé cũng nên cẩn thận khi nhận ra sự khác thường của người bà để có được những quyết định tránh xa tốt hơn cho bản thân.

*

Bà và cháu

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai em bé ở với bà. Nhà tuy nghèo khó, nhưng ba bà cháu sống êm đềm, ấm cúng trong túp nhà gianh nhỏ bé.

Một hôm, có một cô tiên ghé vào nhà, tặng hai anh em một hạt đào và dặn đi dặn lại: “Đây là hạt đào tiên. Ngày nào bà mất, các cháu nhớ gieo hạt đào này cạnh mộ, chăm sóc cho cây đào tươi tốt thì hai anh em cháu sẽ được giàu sang, phú quý.”

Bà mất, hai anh em nhớ lời cô tiên căn dặn đã đem hạt đào ươm vào cạnh mộ bà, ngày ngày ra sức chăm nom, tưới bón. Chẳng bao lâu sau, cây đào trở nên tươi tốt, đơm hoa, kết trái. Quả vàng, quả bạc trĩu cành.

Sống trong cảnh giàu sang, nhà cửa đầy vàng bạc châu báu, nhưng hai anh em vẫn buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Lúc nào, hai anh em cũng cảm thấy trống trải, cô đơn.

Ít hôm sau, cô tiên lại hiện lên. Cả hai anh em đều oà khóc, một mực xin hoá phép cho bà được sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà cháu sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu được không?”. Hai anh em vái lạy cô tiên và nói: “Chúng cháu chỉ cần được bà sống lại. Chúng cháu cảm ơn vô cùng.”

Cô tiên liền phất nhẹ chiếc quạt mầu nhiệm. Tức thì, lâu đài, vàng ngọc, ruộng vườn của hai anh em biến mất. Người bà yêu quý móm mém, hiền từ hiện ra, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Bao nhiêu nước mắt đã ứa ra.

Ý nghĩa: Câu chuyện cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết và sự hiếu thuận của hai anh em đối với người bà của mình. Truyện giáo dục các bạn nhỏ biết yêu quý những thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em), đồng thời nhắc nhở chúng ta hãy trân quý những tháng ngày được sống bên cạnh những người thân yêu ấy.

*

Quà tặng mẹ

Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ? Nhi đăm chiêu suy nghĩ như người lớn. Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê? Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “ Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”.

Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hông, cây cúc ông trồng đang nở hoa, khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều cho mẹ. Nhi muốn món quà tặng mẹ thật ý nghĩa.

Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì.

Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!

Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái. Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nhỏ:

– Ông nhớ giữ bí mật cho cháu đấy nhé!

Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tượng ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp.

Sáng hôm sau, không đợi mẹ gọi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi giường cô bé đã reo lên:

Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!

Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông cúc, bông hồng nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi.

Ý nghĩa: Câu chuyện Quà Tặng Mẹ nói lên tình yêu mẹ to lớn của bé Nhi, cách chuẩn bị quà cũng như cách thể hiện tình yêu của bé với mẹ rất ngây thơ, trong sáng đúng như lứa tuổi của em vậy. Có thể thấy, mỗi lứa tuổi khác nhau đều có cách thể hiện tình cảm khác nhau. Bạn hãy mạnh dạn thể hiện tình cảm với mẹ ngay khi có thể để mẹ biết được rằng bạn quan tâm mẹ nhiều như thế nào.

*

Chim Non không ngoan

Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún <1>. Các bạn của chú đã bắt đầu ra tập bay, tập theo mẹ kiếm mồi. Chỉ có mỗi mình chú nhất định cho mình còn rất bé bỏng và đòi mẹ mớm cho ăn.

Năm ấy trời hạn, cây cối khô héo nên lũ sâu cũng trốn mất biệt. Chim mẹ vất vả cả ngày, bay mỏi cánh cũng chỉ mang về được vài con sâu nho nhỏ với dăm hạt lúa cuối vụ. Thương con, Chim mẹ nhịn đói, nhường hết cho con. Vậy mà chú Chim Non chẳng biết, chú la toáng lên rằng chú bị bỏ đói cả ngày và mẹ đã ăn hết phần của chú. Chú còn bảo mẹ ra ngoài ngủ vì chú không muốn ngủ chung với một người mẹ không thương con. Chim mẹ buồn lắm, nhưng vẫn cố đi tìm thêm vài miếng ăn cho đứa con háu đói. Trời tối, Chim mẹ lả đi vì mệt và đói bên ngoài tổ, còn chú Chim Non nằm ngủ ngon lành, chẳng lo cho mẹ tí nào.

Nửa đêm, một đám cháy bỗng bùng lên, lan ra cả khu rừng. Chim mẹ hoảng hốt lao vào tổ cứu con. Chú Chim Non đúng ra đã có thể tự bay được nhưng vì không tập luyện nên phải để mẹ cõng. Chim mẹ gắng hết mình, nhưng đến bìa rừng thì kiệt sức <2>, đôi cánh chao đảo rồi bị đám cháy bén vào.

Khi thoát ra được, hơn nửa bộ lông Chim mẹ đã cháy trụi. Chim mẹ chỉ còn thoi thóp, chú Chim Non cuống quýt gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai…

Một lát sau thì Chim mẹ không còn nữa…

Chú Chim Non khóc thương thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối hận vì những lỗi lầm của mình đối với mẹ làm cho chú càng đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt muộn màng nóng hổi chạm vào cơ thể gầy guộc của mẹ chú. Và phép lạ đã xuất hiện, Chim mẹ dần dần hồi tỉnh <3>, mở đôi mắt mệt nhọc nhìn đứa con bé bỏng của mình đầy trìu mến. Chú Chim Non ôm chặt lấy mẹ, thổn thức:

– Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay, con hứa sẽ ngoan hơn và không buồn lòng nữa đâu. Con thương mẹ nhất trên đời.

Từ đó, mọi người trong khu rừng mỗi khi nhìn thấy chú Chim Non lại tấm tắc khen sự chăm chỉ và hiếu thảo <4> của chú ta đối với mẹ.

Ý nghĩa: Chim Non không ngoan là câu chuyện được trích trong sách “Truyện đọc lớp 1”, qua đó cho ta thấy được tình mẹ con thật đẹp đẽ và có sức mạnh vô cùng to lớn.

*

Hai đô la một giờ

Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc nào và hỏi:

– Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?

– Được chứ, con hỏi gì – Ông bố đáp.

– Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?

– Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế hả? – Ông bố hết kiên nhẫn.

– Con muốn biết mà – Đứa con nài nỉ.

– Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một giờ đồng hồ.

– Ôi – đứa bé rụt rè hỏi – Bố cho con vay một đôla được không?

Ông bố rất bực mình:

– Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền, chỉ là để vay mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!

Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?

Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào phòng con:

– Con ngủ chưa?

– Chưa ạ, con còn thức! – Cậu bé nằm trên giường đáp.

– Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.

Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.

Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xấp tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:

– Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?

– Vì con chưa có đủ ạ! – Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng – Bây giờ thì con có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của bố không?

Ý nghĩa: Một lời nhắc nhở gửi đến tất cả những người đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ có nỗi lo về tiền bạc công việc. Đừng để thời gian trôi qua và thứ duy nhất bạn có là tiền và công việc. Hãy dành thời gian cho những điều thực sự ý nghĩa với bạn, những người thực sự quan trọng với cuộc đời bạn.

*

Câu chuyện về tình anh, chị, em

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn nên gọi bảy con lại dặn dò:

– Các con yêu dấu, mẹ muốn đi vào rừng một lát, các con hãy cảnh giác chó sói, nếu nó vào thì nó sẽ ăn thịt tất cả các con cả da lẫn lông. Thằng quỷ sứ ấy thường hay trá hình, nhưng các con cứ nghe thấy giọng khàn ồ ồ và thấy cái chân đen sì là nhận ra được nó ngay.

Dê con đồng thanh đáp:

– Mẹ yêu, chúng con sẽ cảnh giác, mẹ cứ yên tâm mà đi.

Dê mẹ kêu be be rồi yên trí lên đường.

Không bao lâu sau thì có ai gõ cửa và gọi to:

– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.

Nghe tiếng khàn ồ ồ dê con nhận ngay ra là chó sói, đàn dê con nói vọng ra:

– Chúng tao không mở cửa, mày đâu phải là mẹ chúng tao, mẹ có giọng nói thanh trong và dễ thương cơ, còn giọng mày khàn khàn ồ ồ, đúng mày là chó sói.

Sói vội chạy đến cửa hàng xén mua cục phấn to để ăn cho thanh giọng. Rồi nó quay trở lại, gõ cửa và gọi:

– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.

Sói vịn chân lên cửa sổ, đàn dê con nhận ra và đồng thanh nói:

– Chúng tao không mở cửa, chân mẹ đâu có đen như chân mày, mày đúng là chó sói.

Sói liền chạy tới bác thợ làm bánh mì nói:

– Chân tôi vấp bị thương, bác làm ơn đắp bột nhão lên cho tôi.

Người làm bánh mì đắp bột nhão lên chân nó, nó liền chạy tới nhà người xay bột và nói:

– Bác làm ơn rắc bột trắng lên chỗ chân đắp bột nhão cho tôi.

Bác xay bột nghĩ: “Con sói này định đánh lừa ai đây.” Nên bác từ chối. Sói hăm dọa:

– Nếu bác không chịu làm việc đó thì tôi ăn thịt bác đấy.

Bác xay bột đâm ra sợ, đành phải rắc bột cho trắng chân sói.

Con sói quỷ sứ lại mon men tới cửa lần thứ ba, gõ cửa gọi:

– Mở cửa mẹ vào, các con yêu dấu, mẹ của các con đã về và có mang quà ở rừng về cho các con đây.

Dê con bảo:

– Con xem chân, xem có đúng là mẹ yêu dấu không nào.

Sói đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Một con nhảy chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường. Nhưng sói đều tìm được. Nó không cần lựa chọn, nuốt chửng hết con này đến con kia, duy chỉ có con dê bé nhất núp trong hộp đồng hồ là nó không tìm thấy.

Khi đã thỏa mãn cơn thèm, sói khệnh khạng đi ra cánh đồng cỏ xanh tươi, nằm dưới một cây cổ thụ và thiu thiu ngủ.

Chỉ một lát sau dê mẹ ở rừng về tới nhà. Trời, dê mẹ nhìn cảnh vật mà đau lòng: cửa mở toang, bàn ghế đổ lỏng chỏng, ngổn ngang, chậu giặt vỡ tan tành, chăn gối vứt khắp nơi. Dê mẹ tìm chẳng thấy một đứa con nào cả. Dê mẹ gọi tên từng đứa, cũng chẳng thấy đứa nào thưa. Gọi mãi tới tên đứa út thì có tiếng nói khe khẽ:

– Mẹ yêu dấu, con trốn ở trên hộp đồng hồ treo trên tường này.

Dê mẹ bế con ra. Dê con kể mẹ nghe chuyện sói đến và đã ăn thịt tất cả các anh. Chắc các bạn biết dê mẹ khóc thảm thiết như thế nào về những đứa con xấu số của mình.

Đau buồn, dê mẹ đi tìm, dê con chạy theo sau.

Khi tới cánh đồng cỏ, dê mẹ nhìn thấy sói nằm ở gốc cây, ngủ ngáy rung cả cành lá. Dê mẹ chăm chú quan sát khắp người sói, thấy bụng nó căng, hình như có cái gì động đậy, phập phồng ở trong. Dê mẹ nghĩ:

– Trời ơi! Lẽ nào những đứa con đáng thương của tôi bị sói nuốt chửng làm bữa tối vẫn còn sống hay sao?

Dê mẹ sai dê con chạy về nhà lấy kéo và kim chỉ. Rồi dê mẹ rạch bụng con quái vật, rạch chưa hết nhát kéo thứ nhất thì một chú dê con đã ló đầu ra. Cứ thế tiếp tục rạch, cả sáu chú dê con nối đuôi nhau nhảy ra, và cả sáu đều sống, không hề bị xây xát, vì sói háu ăn nên chỉ nuốt chửng không kịp nhai. Mừng ơi là mừng! Đàn con ôm hôn vuốt ve mẹ, nhảy tung tăng. Dê mẹ bảo đàn con:

– Giờ các con hãy đi tìm nhặt đá to để nhét vào bụng con vật quái ác này khi nó còn đang ngủ say.

Thế rồi bảy chú dê con vội vàng chạy đi khuân đá về, tha được bao nhiêu chúng nhét hết vào bụng sói. Rồi dê mẹ khâu bụng sói lại nhanh đến nỗi sói không hề hay biết và cũng không thèm cựa mình.

Sau khi ngủ đã đẫy giấc, sói thức dậy. Nó khát khô cả cổ vì đá đầy trong bụng, nó định ra suối uống nước. Nó vừa nhổm dậy, mới nhúc nhích định đi thì đá trong bụng đè lăn lên nhau nghe lạo xạo. Lúc đó sói kêu lên:

Cái gì lộn xộn, lạo xạo, chạy trong bụng ta thế này? Ta tưởng sáu chú dê non, sao lại chỉ có đá hòn nằm trong?

Khi nó tới được bên bờ suối cúi xuống định uống thì bị đá nặng kéo ngã nhào xuống nước và nó chết đuối không kịp kêu một lời.

Bảy chú dê con thấy vậy chạy tới reo ầm lên: “Chó sói chết rồi, chó sói chết rồi!” và cùng mẹ sung sướng nhảy múa tung tăng bên bờ suối.

Ý nghĩa: Mặc dù, bảy chú dê con rất ngoan ngoãn và biết nghe lời mẹ. Nhưng vì sói rất gian ác, dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa các chú dê con nên dê con đã mắc mưu của chó sói. May mà dê mẹ đã về kịp thời nên các chú dê con đã được cứu sống. Cuộc sống hiện đại các em phải đối mặt với nhiều hiểm nguy như khi ở nhà một mình (nhà chỉ có một lần cửa, lại không có cửa sổ, cửa lớn kín không có lỗ,…); khi các em tan học ở trường; khi đi sang đường,… Việc bố mẹ rèn luyện các kỹ năng cho các bé là rất cần thiết.

*

Ba chú heo con

Ngày xưa có một bà mẹ heo sinh được ba chú heo con. Ba chú heo hay ăn nên lớn rất nhanh, khi thấy những đứa con của mình cũng đã lớn, bà mẹ heo mới nói với ba chú heo con rằng:

“Các con giờ cũng đã lớn cả rồi, không còn bé bỏng như ngày xưa nữa. Giờ cũng là lúc ta cho các con ra đi và các con phải tự xây cho mỗi đứa một căn nhà. Nhưng các con phải cẩn thận, đừng để gặp chó sói mà nó bắt ăn thịt”.

Ba chú heo con bắt đầu lên đường, các chú tự bảo với nhau rằng: “Ba anh em chúng ta phải cẩn thận, đừng để chó Sói bắt ăn thịt nhé”.

Đi được một đoạn đường thì 3 chú heo gặp một bác nông dân đang vác trên mình một bó rơm to. Ba chú heo đứng lại chào bác nông dân, Chú heo cả nói với bác: “Bác nông dân ơi, bác cho cháu bó rơm này nhé, cháu sẽ tự làm cho mình một ngôi nhà bằng rơm”.

Bác nông dân vui vẻ trả lời: “Cháu định làm một ngôi nhà bằng rơm thật sao cậu bé, được thôi ta cho cháu cả bó rơm này đó”.

Chú heo cả vui mừng lấy số rơm mà bác nông dân cho và dựng một ngôi nhà bằng rơm. Dựng xong chú nói: “Giờ ta đã có một ngôi nhà bằng rơm để ở, chó sói không bao giờ bắt được ta để ăn thịt nữa”

Chú heo thứ 2 nói: “Em sẽ tự mình làm một ngôi nhà chắc chắn hơn ngôi nhà bằng rơm của anh”

Chú heo út nói: “Em cũng vậy, ngôi nhà bằng rơm của anh rất mong manh, không thể chống lại được gió lớn, em cũng sẽ làm cho mình một ngôi nhà chắc chắn”

Chú heo thứ 2 và chú heo út tiếp tục lên đường còn chú heo cả thì ở lại với ngôi nhà bằng rơm vừa làm được. Đi được một đoạn đường thì 2 chú heo gặp một bác tiều phu đang vác trên mình một bó cành cây lớn.

Chú heo thứ 2 nói với bác tiều phu: “Bác tiều phu ơi, bác cho cháu bó cây này, cháu muốn làm cho mình một ngôi nhà bằng những cành cây trên”.

Bác tiều phu mỉm cười nói: “Được thôi cậu bé, bác cho cháu hết số cành cây này đó, nếu được cháu hãy thử dựng cho mình một ngôi nhà xem sao”.

Được bác tiều phu cho hết số cành cây, chú heo thứ hai liền dựng cho mình một ngôi nhà bằng cành cây, dựng xong chú nói: “Ngôi nhà bằng cành cây này nhìn trông chắc chắn hơn ngôi nhà bằng rơm của anh cả rất nhiều, giờ thì không có con sói nào ăn thịt được ta nữa”.

Chú heo út nói: “Em sẽ dựng cho mình một ngôi nhà vững trãi hơn ngôi nhà bằng cành cây của anh”.

Thế là chú heo út tiếp tục một mình lên đường, còn chú heo thứ hai thì ở lại với ngôi nhà mà chú vừa mới làm xong. Đi được một quãng đường, chú heo út gặp một bác thợ xây đang kéo trên xe rất nhiều viên gạch.

Chú heo út đứng lại chào bác, chú nói: “Bác thợ xây ơi, bác có thể cho cháu số gạch trên được không bác?, cháu sẽ xây cho mình một ngôi nhà bằng gạch”.

“Được thôi, chú bé.” Bác ấy cho chú heo con một số gạch.

Xem thêm: Top 16 Bỉm Eurosoft Sản Xuất Ở Đâu, Top 16 Bỉm Quần Eurosoft Hay Nhất 2022

Rồi chú heo út tự mình xây một ngôi nhà bằng gạch. Phải mất thời gian khá lâu mới hoàn thành, không sao vì đó là một ngôi nhà chắc chắn.

Chú heo út rất hài lòng với căn nhà của mình. Chú nói, “Bây giờ, Chó sói sẽ không bao giờ bắt và ăn thịt ta được”

Hôm sau một chó sói xuất hiện trên đường. Nó đi đến ngôi nhà bằng rơm của chú heo cả. Khi trông thấy chó sói, chú heo cả vội vàng chạy vào nhà và đóng cửa lại.

Chó sói gõ cửa và nói, “Này heo con, này heo con, mở cửa cho ta vào với”.

“Không, không” chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.

“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.

Nói rồi nó thổi và nó thổi, nó thổi và nó thổi. Ngôi nhà bằng rơm sập xuống, chó sói ăn thịt chú heo cả dễ dàng.

Hôm sau chó sói vẫn dọc theo con đường đi xa hơn. Nó đến ngôi nhà bằng cành cây của chú heo kế. Chú heo kế trông thấy chó sói, liền chạy vào nhà đóng cửa lại.

Chó sói gõ cửa và nói, “Này heo con, này heo con, hãy mở cửa cho ta vào”.

“Không, không”. Chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.

“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.

Nói rồi nó thổi và nó thổi,nó thổi và nó thổi. Ngôi nhà bằng cây sập xuống, chó sói ăn thịt chú heo kế dễ dàng.

Hôm sau chó sói vẫn dọc theo con đường đi xa hơn nữa. Nó đến ngôi nhà bằng gạch của chú heo út. Chú heo út trông thấy chó sói, liền chạy vào nhà đóng cửa lại.

Chó sói gõ cửa và nói, ” Này heo con, này heo con, hãy mở cửa cho ta vào”.

” Không, không”. Chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.

“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.

Nói rồi nó thổi và nó thổi, nó thổi và nó thổi. Những căn nhà bằng gạch thật chắc chắn không hề ngã xập. Chó sói giận quá, nhưng nó giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Nó nghĩ, “Chú heo con này rất thông minh. Nếu mình muốn bắt nó, mình phải giả vờ thân thiện mới được”.

Nghĩ như thế nó nói, “Này chú heo con, lúc sáu giờ sáng ngày mai, tôi sẽ dẫn bạn đến trang trại của ông Smith. Chúng ta sẽ lấy những củ cải tươi ngon cho bữa tối”.

“Oh! Tốt quá,” Chú heo con nói. Nhưng chú heo út rất thông minh. Chú biết rất rõ chó sói chỉ mong ăn thịt chú thôi.

Vì thế sáng hôm sau chú heo út khởi hành đến trang trại của nhà nông Smith lúc năm giờ. Chú lấy đầy giỏ củ cải và hối hả quay trở về nhà trước sáu giờ.

Đúng sáu giờ, chó sói đến gõ cửa nhà chú heo. ” Bạn đã chuẩn bị chưa, bạn heo con?” nó nói.

“Oh! Tôi đã đến cánh đồng của ông Smith rồi,” chú heo con nói. ” Tôi đã lấy đầy giỏ củ cải và đang nấu cho bữa ăn tối đây.”

Chó sói giận quá, nhưng vẫn tiếp tục giả vờ.

Sau đó chó sói nói tiếp, ” Vậy sáng ngày mai bạn chuẩn bị nhé, lúc năm giờ tôi sẽ dẫn bạn đến cây táo của nhà nông Brown. Chúng ta sẽ hái những quả táo đỏ tươi.”

“Ồ! Tốt quá,” Chú heo con nói.

Sáng hôm sau, chú heo con lên đường lúc bốn giờ. Chú tìm được cây táo. Chú trèo lên cây, trong lúc đang hái táo, chó sói bỗng xuất hiện.

Chú heo con hoảng sợ, nhưng chú giả vờ bình thường. Chú nói, ” Đây là những quả táo ngon nhất, ông Sói. Tôi ném cho ông một trái nhé”.

Chú ném xuống một trái táo, trái táo lăn tròn cách xa con đường. Chó sói chạy theo nhặt. Chú heo con liền leo xuống. Chú chạy một mạch về nhà và đóng cửa lại.

Chó sói vô cùng giận dữ, nhưng vẫn giả vờ bình thường. Nó đi đến căn nhà của chú heo con và gõ cửa. ” Này heo con,” nó gọi, ” Nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng lúc bốn giờ chiều nay, tôi sẽ dẫn bạn đi hội chợ. Chúng ta sẽ thích thú khi chơi đánh đu và cưỡi ngựa vòng xoay.

“Ồ! Tốt quá,” chú heo nói.

Lúc hai giờ trưa chú heo con đi đến hội chợ. Chú vô cùng thích thú với những trò chơi đánh đu và cưỡi ngựa vòng xoay. Sau đó chú heo con mua một thùng đựng bơ. Cái thùng trông giống như một thùng rượu lớn. Chú heo con trở về nhà và trông thấy chó sói đang đi lên đồi. Chú sợ quá, nhảy ngay vào thùng đựng bơ. Thùng đựng bơ bắt đầu lăn tròn lăn tròn xuống đồi. Càng lúc lăn càng nhanh. Nó húc chó sói ngã nhào. Chó sói ngơ ngẩn không biết cái gì đã húc vào mình. Nó sợ quá chạy trối chết. Chú heo con nhảy ra khỏi thùng đựng bơ và vác nó về nhà.

Hôm sau chó sói đến nhà chú heo con và gõ cửa. Nó nói, ” Bạn heo ơi, Tôi không đi được hội chợ ngày hôm qua. Ôi chao, một cái gì đó to lắm lăn từ trên đồi xuống và húc vào tôi.”

“Ha ha” chú heo nói, ” Tôi đó, tôi ở trong thùng đựng bơ “

Khi chó sói nghe như vậy, cơn giận dâng lên, dâng lên, dâng lên.

Nó nói, “Này heo con, ta sẽ ăn thịt mi. Ta sẽ leo lên ống khói và xuống bắt mi.”

Chú heo con hoảng sợ, nhưng chú nói không sao. Chú đặt một nồi nước to trên lửa, nấu sôi lên. Chó sói leo lên mái nhà. Nó chui vào ống khói và leo xuống. Chú heo con mở nắp nồi nước sôi. Chó sói rơi từ trên ống khói xuống ngay nồi nước rất mạnh. Thế là hết đời chó sói. Chú heo út quá thông minh so với chó sói.

Ý nghĩa: Truyện cổ tích ba chú heo con và chó sói mang lại những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, cung cấp cho bé những kỹ năng sống thiết thực, hữu ích, giúp bé trưởng thành, độc lập trong cuộc sống.

*

Chiếc Lá Non

Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.

Trời nổi dông bão ào ào, mặc cho anh chị níu kéo, nó quyết định thoát ra. Phựt, nó bị một cơn gió mạnh bứt lìa cành. Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung. Nhưng ngay lúc nó đang lâng lâng sung sướng, thì những hạt mưa ném tới tấp vào nó, khiến nó quay cuồng rồi rơi xuống dòng nước lũ. Một lát sau, nó bị rách tơi tả, vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy. Nó bật khóc nức nở.

Nó chỉ muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao nhưng không thể được nữa rồi.

Ý nghĩa: Câu chuyện ngợi ca lòng dũng cảm của chiếc Lá Non trước lũ Sâu Róm hung ác, đề cao sự hi sinh vì người khác và tình cảm thương yêu, gắn bó giữa anh chị em trong gia đình. Một thế giới mới lạ, hấp dẫn mở ra trước mắt Lá Non. Trong thế giới ấy, có bao người bạn tốt nhưng có cả những kẻ xấu, kẻ ác. Cuối cùng những kẻ xấu, kẻ ác ấy (lũ Sâu Róm) rồi cũng sẽ bị tiêu diệt, còn những người tốt sẽ luôn được che chở và bảo vệ.

*

Câu chuyện về sự hiếu thảo, tốt bụng

Gấu con chia quà

Cây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ. Sáng nào Gấu Con cũng đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm gấu mẹ hỏi:

Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào?

– Dạ… Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ!

– Thật nhiều là bao nhiêu chứ? Gấu Mẹ hỏi lại

– Nhiều…là…là…

Mẹ Gấu cười nói:

– Con của mẹ không biết đếm. Từ nay con phải học đếm đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé.

Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm

Hôm đầu Gấu biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu mỗi một quả táo. Thấy ít quá Gấu Con định đòi thêm nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi học. Hôm sau Gấu biết đếm đến “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo. Nhưng, những ngày tiếp theo, cậu ta biết đếm đến “ Năm’, đến “Mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo. Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn.

Năm mới đã đến. Mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn:

– Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy.

Gấu Con “Vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về

Gấu Bố bảo.

– Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi.

Gấu Con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ, mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu Con đâu? Nhìn Gấu Con lúng túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi:

– Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại từng người rồi mà – Gấu Mẹ bảo.

Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn, đấy, đủ cả mà

Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo:

– Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà.

– À…ra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ.

Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu.

Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà cùng ăn.

Ý nghĩa: Cáᴄ con phải ᴄhăm ngoan, уêu thương mọi người trong gia đình ᴠà phải đoàn kết ᴠới bạn bè.

*

Chú gấu con ngoan

“Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cảm ơn bác Voi.Gấu con chọn quả lê to nhất mang đến cho ông nội. Ông nội rất vui, xoa đầu Gấu con và bảo:

– Gấu con thật ngoan, đáng yêu nhất nhà!

Gấu con mang quả lê to thứ nhì đưa cho mẹ. Mẹ cũng rất vui, ôm hôn Gấu con và bảo:

– Gấu con của mẹ thật ngoan, mẹ thương nhất nhà!

Gấu con lại chọn quả lê to thứ ba mang đến cho Gấu em. Gấu em thích quá, ôm lấy quả lê, cười khúc khích. Gấu con thấy Gấu em vui cũng vui theo.

Thế là hai anh em Gấu con vừa cười vừa lăn khắp nhà.”

Ý nghĩa: Câu chuyện kể về 1 chú Gấu biết được vì sao Gấu con lại đi học đếm và cách chia quà của Gấu con vì khi đếm số người trong gia đình, Gấu con quên đếm chính Gấu con nên không mua phần quà của mình. Nhưng cả nhà Gấu con đã cùng ăn chung quà bánh thật vui vẻ.

Bác gấu đen và hai chú thỏ

Câu chuyện bác gấu đen tìm nơi trú mưa.

Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gãy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. May quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi!

– Cốc, cốc, cốc.

Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi:

– Ai đấy nửa đêm rồi phải để cho người ta ngủ chứ?

– Bác Gấu Đen đây! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm với.

Thỏ Nâu không mở cửa, nó càu nhàu:

– Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất!

Gấu Đen van nài:

– Bác không làm đổ nhà của cháu đâu mà. Cho bác vào đi. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi!

– Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ. Bác đi đi!

Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu đi. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng thỏ trắng khe khẽ hát “Là lá la…”. Gấu Đen lại gần và rụt rẻ gõ cửa:

– Cốc, cốc, cốc.

– Ai đấy ạ?

– Bác Gấu Đen đây! Cho bác vào trú nhờ có được không?

Thỏ trắng bước ra mở cửa.

– Ồ! Chào bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi!

Thỏ trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác Gấu Đen ngồi. Gấu Đen hơn người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô.

Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mới bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động nói:

– Bác… Bác xin cảm ơn Thỏ Trắng.

Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ.

Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm. Cành cây gãy kêu răng rắc. Có tiếng đập của thình thình:

– Bạn Thỏ Trắng ơi! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi!

Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng.

– Hu, hu, hu, nhà của tôi đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ!

Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu:

– Bạn đừng lo, sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà!

Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu.

– Thôi Thỏ Nâu đừng buồn, bác không giận cháu đâu. Thôi nào bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi!

Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ thật ngon lành.

Ý nghĩa: Câu chuyện là một bài học quý báu không chỉ cho các bạn thỏ, mà còn cho tất cả các bạn nhỏ chúng ta. Để chúng ta biết yêu thương nhau nhiều hơn, biết giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn, biết chia sẻ đùm bọc lẫn nhau…Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ chính bản thân mình.

*

Câu chuyện về tình bạn

Gà trống và vịt bầu

Gà trống và Vịt bầu là đôi bạn rất thân. Gà trống tính tình kiêu căng, còn Vịt bầu thì hiền lành, ngoan ngoãn và tốt bụng.

 Một hôm, hai bạn xin phép bố mẹ rủ nhau đi chơi. Bố mẹ của hai bạn dặn rằng: “Các con đi chơi hoặc đi đâu, muốn làm một việc gì đó thì phải suy nghĩ thật kỹ rồi mới làm nhé”.

 Hai bạn vừa đi vừa chuyện trò ríu rít. Đến một khúc sông rộng. Vịt bầu bảo Gà trống:

– Gà trống ơi! Phía bên kia sông cảnh đẹp lắm!

 Gà trống nhìn thoáng qua rồi nói với Vịt bầu:

– Ừ nhỉ! Chúng mình sang bên kia sông chơi đi!

Vịt bầu nghe Gà trống nói, chợt nhớ liền suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

– Không được đâu Gà trống ơi! Khúc sông rộng như thế này, mình thì bơi được, còn bạn thì biết làm sao? Bạn không nhớ lời bố mẹ dặn à?

Vịt bầu vừa nói dứt lời thì Gà trống đáp ngay:

– Ôi dào! Cậu biết bơi thì bơi, còn mình biết bay thì bay chứ sao! Bởi vì mình có cánh mà.

 Vịt bầu chưa kịp ngăn bạn thì Gà trống đã vỗ cánh bay vèo. Nhưng đến giữa sông, Gà trống nhìn xuống dòng nước đang chảy, chóng mặt và mỏi cánh qua không thể bay được nữa. Gà trống bị rơi tõm xuống sông. Gà trống kêu thất thanh:

– Cứu mình với Vịt bầu ơi! Cứu mình với!…

 Vịt bầu vội bơi ra giữa sông để cứu Gà trống. Nhưng Gà trống vừa to, vừa uống một bụng nước đầy nên Vịt bầu chẳng làm sao đưa Gà trống lên bờ được. Cũng may lúc đó có bác Ngỗng Nâu bơi tới và đưa Gà trống lên bờ.

 Được Vịt bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống. Gà trống ân hận lắm. Từ đó, Gà trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nghe lời bố mẹ dặn.

Ý nghĩa: Câu chuyện kể về Gà Trống và Vịt Bầu là đôi bạn rất thân một hôm hai bạn rủ nhau đi chơi nhưng vì Gà Trống kiêu căng không nhớ lời ba mẹ dặn nên bạn Gà Trống đã bị rơi tõm xuống sông may nhờ có bác Ngỗng cứu sống. Từ đó, bạn Gà Trống đã rất ân hận, bỏ được tính kiêu căng và luôn nhớ lời ba mẹ dặn.

*

Những người bạn

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hy Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kỳ lạ ấy, ở nhiều thành phố Hy Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Ý nghĩa: Câu chuyện nói về nghệ sĩ A-ri-ôn với đàn cá heo. Ông ca hát hay và giành nhiều giải thưởng. Khi bị bọn cướp hại, ông đã hát và khiến đàn cá heo say mê. Đàn cá cứu ông. Bọn cướp cuối cùng bị trừng trị. Con người tưởng nhớ tình cảm của cá heo nên khắc hình cá heo cõng con người lên đồng tiền. Cá heo thường là loài vật hay quấn quýt, giỡn với con người ở biển khơi. Nó là loài vật sống có tình nghĩa, thường hay giúp người bị nạn. Cá heo cũng là loài vật thông minh. Điều đáng yêu, đáng quý của cá heo là phẩm chất đó.

*

Chuyện tình bạn đặc biệt

Ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé tên Bo sống trong một căn nhà nhỏ cùng với mẹ của mình. Hàng ngày sau giờ đến lớp, Bo vào rừng nhặt củi giúp mẹ.

 Một hôm, trên đường đi vào rừng, Bo nhìn thấy một chú cún con bị bỏ rơi bên vệ đường, trông chú rất đáng thương và buồn bã. Thấy chú Cún bị đói, Bo quyết định mang chú cún về nhà chăm sóc.

Về đến nhà, Bo nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con nhặt được chú cún này. Mẹ cho cún ở nhà với con nha mẹ?

Mẹ nhìn Bo ái ngại:

– Nhà mình chật lại nghèo nữa, làm sao nuôi được nó hả con?

– Không sao ạ, con sẽ nhường phần cơm của mình cho nó và ngủ cùng với nó mẹ nha!

Thấy Bo thật sự thương chú cún, mẹ cậu cũng không nỡ từ chối. Bà gật đầu đồng ý. Bo rất vui sướng, ôm chú cún nhỏ và lòng và vuốt ve chú. Cậu đặt tên cho cún là Mi Lu.

Từ ngày có Milu, đi đâu Bo cũng dẫn chú theo, cả hai trở thành đôi bạn gắn bó thân thiết với nhau. Có quà bánh gì, Bo đều chia cho Mi Lu một nửa. Ngoài giờ học, Bo dẫn theo Mi Lu vào rừng kiếm củi. Rồi cậu dắt chú cún lên đồi chơi đá banh, ném củi và trốn tìm. Tối đến, cả hai cùng ngủ với nhau trên chiếc giường ọp ẹp và mơ những giấc mơ thật đẹp.

Một ngày nọ, chú cún Milu bị bệnh nên không theo Bo vào rừng nhặt củi. Hôm đó trời mưa nên đường trơn trượt, trên đường về Bo bị trượt chân ngã xuống hố. Thấy con lâu quá không về, mẹ Bo vội vã đi tìm cùng với những người hàng xóm tốt bụng. Cún con cũng tham gia tìm kiếm và đánh hơi tìm thấy cái hố nơi Bo bị rơi xuống, chú sủa to lên báo hiệu cho mọi người biết.

Biết Bo đang ở dưới hố, một người hàng xóm chạy về nhà lấy sợi dây thừng. Nhờ sợi dây thừng, mọi người kéo được Bo lên khỏi hố. May mắn là cậu bé chỉ bị trầy xước nhẹ. Bo vui mừng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình và ôm chú chó nhỏ vào lòng âu yếm. Từ đó tình bạn của Bo và Midu ngày càng khắng khít hơn.

Ý nghĩa: Bé hãy biết yêu thương mọi loài vật sống xung quanh mình nhé. Các con vật cũng có cảm xúc vui buồn như bé vậy. Khi bé dành cho chúng những tình cảm đặc biệt thì chúng sẽ làm điều tương tự đối với chúng ta.

*

10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất

Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1

Những mẫu thơ về cô giáo tiểu học ngắn, dài ,hay, ý nghĩa

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học, quý phụ huynh có thể tham khảo và dành thời gian rảnh đọc cho bé. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi.