Mấy Tháng Cho Bé Ăn Bột

Trẻ 4- 6 tháng tuổi đòi bú thường xuyên hơn, mút tay, nhìn khi người lớn ăn hoặc thường thức giấc, khóc về đêm là thời điểm mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm với bột loãng, cháo loãng.

Bạn đang xem: Mấy tháng cho bé ăn bột


Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Đối với các bà mẹ trẻ không có kinh nghiệm thực tế thì luôn lo lắng và không biết mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất. Đặc biệt là các mẹ ít sữa cho con bú. Theo các bác sĩ khoa Nhi thì trẻ em từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột.

*

Tuy nhiên, trẻ được 6 tháng tuổi mới thật sự là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm?”. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà câu trả lời cho thắc mắc “Mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?” sẽ khác nhau. Độ tuổi cho trẻ ăn dặm nằm trong khoảng từ 4-6 tháng.

5 dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.Trẻ thường khóc đêm và đói bú.Trẻ mút tay.Bé nhìn người lớn ăn.Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.Vậy là các mẹ đã có thể tự tin hơn khi xác định được mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất rồi nhé! Hãy quan sát trẻ và tập cho bé ăn dặm vào thời điểm vàng nhé!

4 mẫu thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ bỉm sửa có thể tham khảo

Bé 5 tháng bú bình, mẹ chưa đi làm

6h sáng: Bé tỉnh giấc và bú ngay khoảng 240ml sữa.

6h – 7h sáng: Chơi cùng bố.

7h sáng: Ăn bột dinh dưỡng dành cho trẻ em.

8h30 – 10h sáng: Ngủ ngắn.

10h – 11h: Giờ chơi.

11h trưa: Ăn bữa bột thứ hai.

12h trưa đến khoảng 2h hoặc 3h chiều: Ngủ trưa.

3h chiều: Bú khoảng 180 – 240ml sữa.

3h30 – 6h chiều: Tập lẫy và vận động cơ bắp.

6h – 6h30: Đi dạo cùng với mẹ.

6h30 tối: Ăn ngũ cốc dinh dưỡng.

6h45 tối: Tắm.

7h tối: Bé ăn thêm 240ml sữa.

7h15 tối: Bé ngủ thông đến sáng hôm sau.

 Mẹ chưa đi làm chăm hai bé song sinh bú bình

7h sáng: Em út thức dây. Sau khi bú khoảng 180 – 200ml sữa công thức, bé sẽ nằm chơi trong nôi.

7h – 7h30 sáng: Anh lớn tỉnh dậy và nằm ngoan ngoãn chơi trên dường, nên đến 8h tôi mới cho anh lớn ăn sữa. Sau khi thay tã cho hai anh em, tôi lại đặt mỗi bé vào một chiếc nôi để hai bé tự chơi.

8h30h – 9h30 sáng: thời gian chơi chung của hai bé. Tôi đặt cả hai xuống sàn, để con tập lẫy hoặc cho các bé ngồi trong xe đẩy đôi và đưa bé đi dạo.

9h30 sáng: Tôi cho em út ăn khoảng 120ml sữa và nửa giờ sau là đến lượt anh lớn với một lượng nhiều hơn khoảng 150ml.

10h30 sáng: Em út sẽ ngủ một giấc và tôi sẽ chơi với anh cả.

11h30: Em út thức dậy và ăn hoa quả hoặc ngũ cốc xay nhuyễn.

12h trưa: Thời gian cho anh lớn ăn.

12h30 – 2h chiều: Giờ chơi của cả hai bé.

2h chiều: Hai con cùng ti sữa với khoảng 240ml cho mỗi bé.

2h30 chiều: Sau khi đã no căng bụng thì hai con cùng ngủ trưa.

4h30 chiều: Bổ sung thêm năng lượng cho con, tôi cho hai bé ăn thêm hoa quả hoặc rau củ.

Xem thêm: Phim Trúc Mộng Lan Viên - Phim: Thara Himalaya ( Truc Mong Lan Vien)

5h30 chiều: Nằm chơi trong nôi với các đồ chơi mềm hoặc ngồi trong xe đẩy.

6h30 – 7h30 tối: Tắm.

7h30 tối: Hai anh em ăn bữa tối với 240ml cho mỗi bé.

8h – 8h30 tối: Mẹ cho hai bé đi ngủ.

Bé 6 tháng tuổi bú mẹ và ngủ chung với mẹ

6h – 8h sáng: Bé tỉnh giấc, mở mắt nằm quan sát xung quanh hoặc ọ ẹ đòi mẹ. Tôi cho bé ti sữa là bé lại ngủ tiếp.

8h – 9h sáng: Bé thức giấc và hoàn toàn tỉnh táo. Để tạo thói quen vệ sinh cho con, tôi tập cho bé dùng bô từ tháng thứ 6 và đi vệ sinh ngay khi vừa thức dậy. Sau đó tôi thay tã và quần áo cho bé.

9h – 10h sáng: Đặt bé nằm chơi trên sàn, thường thì để con dễ lẫy và vận động, tôi không mặc tã cho bé mà lót đệm chống thấm nước trên thảm.

10h sáng: Bé ti mẹ và ngủ một giấc, thường là 45 phút. Đặt bé trong nôi, tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đồ để đưa con cùng đến trường tiểu học – nơi mà tôi nhận làm thêm công việc cấp dưỡng cho các bé.

11h15 trưa: Tôi địu bé trước bụng và hai mẹ con đi bộ ra bến xe bus. Bé rất thích thú ngắm nhìn mọi vật xung quanh và cười toe với tất cả mọi người. Nhưng thường thường bé sẽ ngủ gật ngay trên đường và tôi phải mất khá nhiều năng lượng để đỡ cho con không vẹo cổ.

Buổi trưa: Trong khi tôi sắp xếp đồ ăn cho các bé thì tôi để con nằm một chỗ với một vài món đồ chơi mang theo. Bé rất ngoan, cười và bi bô nói chuyện với các anh chị học sinh mỗi khi được ai hỏi han.

2h chiều: Bé ngủ.

5 – 6h chiều: Tôi làm bữa tối cho các bé và chờ cho cha mẹ của các cháu đến đón thì tôi mới xong công việc của 1 ngày. Tôi và con lại ra bến xe bus và về nhà.

 Bé 6 tháng tuổi bú mẹ chưa đi làm

6h30 – 7h tối: Tôi và con về đến nhà. Lúc này tôi đã thấm mệt nhưng vẫn nhanh chóng chuẩn bị bữa tối trong khi bé chơi với bố hoặc nằm trong nôi. Thời gian này, con đã bắt đầu buồn ngủ nhưng tôi cố gắng để bé chơi, vì nếu bé ngủ từ bây giờ thì bé sẽ thức giấc vào giữa đêm. Sau khi chuẩn bị xong bữa tối thì tôi cho con ăn bột.

9h tối: Tôi đặt bé nằm trong nôi và dỗ cho con ngủ. Thời gian cuối ngày tôi thường cảm thấy mình gần như đã cạn kiệt hết sức lực nên tôi thường đi ngủ sớm và may mắn thay, chông tôi sẽ giúp tôi làm nốt những công việc còn lại.

9h30 tối: Tôi đưa con vào ngủ cùng dường và cho con bú thêm để con ngủ ngon hơn.

6h – 6h30 sáng: Bé thức dậy. Mẹ thay tã và ti mẹ khoảng 10 – 20 phút.

7h – 8h sáng: Bé ngồi trong lòng mẹ, trong khi mẹ đọc sách hoặc xem tivi.

8h sáng: Bé ngủ ngắn khoảng 1,5 – 2 giờ trong khi mẹ làm việc nhà.

10h sáng: Thức dậy, thay tã và ăn bổ sung hỗn hợp gồm nước quả ép, nước cháo và 30ml sữa mẹ để có đầy đủ vitamin và khoáng chất.

10h30 – 12h trưa: Bé ngoan ngoãn nằm chơi trong nôi hoặc trong xe đẩy và quan sát mẹ làm việc.

Trưa: Bé ngủ trưa trong khoảng 1,5 – 2 tiếng.

2h chiều: Bé thức dậy, thay tã và bú mẹ khoảng 10 – 20 phút.

2h30 – 4h chiều: Mẹ chơi cùng bé.

4h chiều: Bé ngủ thêm một giấc ngủ ngắn nữa.

4h30 – 6h chiều: Bé nằm chơi, nói chuyện và học các kỹ năng mới cùng với mẹ.

6h chiều: Bé ăn bột được mẹ chế biến từ bột gạo và nước cốt rau xanh.

6h30 – 7h30 tối: Bé chơi với bố.

7h30 tối: Giờ tắm của bé.

8h tối: Mẹ đặt bé nằm đu đưa trong nôi và bé sẽ lim dim ngủ.

8h30 tối: Bé bắt đầu ngủ sâu và ngủ thông qua đêm.

từ khóa

ăn dặm không nước mắtkinh nghiệm tập ăn dặm cho békinh nghiệm cho con ăn dặm kiểu nhật của 9x việt trên đất mỹsách ăn dặm không phải là cuộc chiến