Ngứa da nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn. Tình trạng này có thể xuất hiện do dị ứng, bệnh về da hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân cụ thể dẫn đến nổi mẩn ngứa là gì? Quan trọng hơn, chúng ta có thể làm gì để xử lý và phòng ngừa tình trạng này?


1. Nổi mẩn ngứa – Vấn đề da thường gặp

Da được xem là rào chắn che chở và bảo vệ cơ thể. Đây cũng là nơi chứa các tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch. Các tế bào này bảo vệ da và cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các mối đe dọa khác. Khi da tiếp xúc với dị nguyên, các tế bào này sẽ bắt đầu phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến tình trạng viêm da, phát ban hay nổi mẩn ngứa.

Bạn đang xem: Ngứa da nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn ngứa xuất hiện trong nhiều trường hợp với hình thái và đặc tính khác nhau, mỗi dạng sẽ có một số phương pháp điều trị riêng biệt. Đôi khi mẩn ngứa xuất hiện do các tế bào miễn dịch của da phản ứng với chất tiếp xúc trực tiếp trên da. Những lần khác có thể do bệnh tật bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài.

*
*

2.8 Bệnh zona (herpes zoster)

Bệnh zona (herpes zoster) là một chứng phát ban gây đau rát do virus varicella-zoster gây ra. Bệnh biểu hiện bằng các đám mụn nước xuất hiện ở một vùng trên cơ thể và có thể lan ra các vùng khác. Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra và đóng vảy gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.

2.9 Mẩn ngứa do nổi mề đay

Mề đay là một dạng dị ứng trên da. Biểu hiện bằng các nốt sần nổi lên đơn lẻ hoặc thành từng đám, gây ngứa. Các nguyên nhân dẫn đến mề đay có thể do căng thẳng, thời tiết thay đổi, dị ứng hóa chất, mắc bệnh về gan…

2.10 Bệnh vẩy nến

Các nốt mẩn ngứa nổi lên trên da cũng có thể cảnh báo dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Vẩy nến là tình trạng cơ thể sản sinh quá mức các tế bào da, tạo thành các mảng ngứa, có vẩy viêm trên bề mặt da. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

2.11 Phụ nữ bị nổi mẩn ngứa do mang thai

Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố thay đổi, phụ nữ rất dễ gặp phải tình trạng mẩn ngứa trên da. Mẩn ngứa chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay, chân… tình trạng này dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem thêm: Dàn Mỹ Nam Hàn Quốc Khoe Body Đẹp Nhất, Top 10 Nam Nghệ Sĩ Hàn Quốc Có Body Đẹp Nhất

2.12 Mắc bệnh lý về gan

Mẩn ngứa có thể biến mất sau một vài ngày. Nhưng trong một số trường hợp, mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan.

Một số bệnh gan có thể gây nên tình trạng này như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Suy giảm chức năng gan cũng khiến người bệnh thường xuyên xảy ra mẩn, ngứa, mề đay. Lúc này để khắc phục cần tăng cường chức năng gan, điều trị các bệnh gan để thuyên giảm tình trạng.

Ngoài gan ra, người mắc các bệnh về thận, tuyến giáp, người bị tiểu đườngcũng có thể khiến da xuất hiện các ban đỏ, ngứa. Đôi khi mẩn ngứa thực chất là các nốt Lupus ban đỏ, sởi, thủy đậu…

3. Nổi mẩn ngứa khi nào cần đến bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu:

Gây khó chịu khiến bạn mất ngủ hoặc mất tập trung vào công việc hay các hoạt động hàng ngày.Mẩn ngứa xuất hiện đột ngột, đau đớn, nghiêm trọng hoặc lan rộng.Không thuyên giảm trong vòng ba tuần.Ảnh hưởng đến mặt hoặc cơ quan sinh dục của bạn.

4. Chẩn đoán nguyên nhân gây mẩn ngứa

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như:

Mẩn ngứa đã xuất hiện bao lâu rồi?Ngứa xảy ra ở đâu trên cơ thể?Bạn đã từng tiếp xúc với bất kỳ chất kích ứng nào hoặc các sản phẩm mỹ phẩm mới dùng gần đây?Những loại thuốc bạn đang sử dụng, hoặc đã sử dụng gần đây?Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như mệt mỏi, đổ mồ hôi bất thường, ho mãn tính không?

Bạn có thể cần xét nghiệm thêm nếu bác sĩ không thể xác định nguyên nhân gây mẩn ngứa từ các câu trả lời trên. Một số xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm máu.Kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn.Kiểm tra da. Cạo hoặc sinh thiết da của bạn.