Đàn ông việt nam ế vợ

Tỉ lệ mất cân bằng dân số trên thế giới cũng nhưtại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2009. Hơn nữa, tình trạng này đang diễn ra với tốc độ nhanh và lan rộng.

Bạn đang xem: Đàn ông việt nam ế vợ

Theo các nghiên cứu về dân số, trong tương lai, sẽ có tới 4,3 triệu đàn ông Việt không thể lấy được vợ.

*
Trong tương lai sẽ có hàng triệu đàn ông không lấy được vợ. (Ảnh minh họa: Vương Minh Anh)

Có khả năng 4,3 triệu đàn ông Việt sẽ"ế" trong tương lai

Theo VnExpress, bà Hà Thị Quỳnh Anh, Chuyên gia Giới và Nhân quyền thuộc Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết sau đợt tổng điều tra dân số năm 2009, có thể thấy tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã xuất hiện. Vào năm 2000, tỉ lệ bé trai so với bé gái ở nước ta là 106,2/100 và tăng lên 114,8/100 vào năm 2018. Đến năm 2019, tỉ lệ này có giảm xuống còn 111,5/100 nhưng vẫn ở mức cao.

Như vậy, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước có tỉ lệ mất cân bằng giới tính đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu không có biện pháp để thay đổi tình trạng này thì 30 năm sau, đàn ông Việt sẽ phải đối mặt với khả năng "ế" cao. Theo dự tính, có khoảng 2,3 - 4,3 triệu đàn ông không thể kết hôn do thiếu nữ giới.

*
Số các bé gái đang ít hơn so với bé trai. (Ảnh minh họa: Thạch Thanh Bình)

Nguyên nhân và ảnh hưởng của mất cân bằng dân số

Không chỉ ảnh hưởng tới việc kết hôn của các cá nhân mà mất cân bằng giới tính còn mang lại nhiều hệ quả xấu về mặt xã hội. Có thể kể đến là tình trạng bất bình đẳng giới, phụ nữ phải kết hôn sớm dẫn tới tỷ lệ ly hôn cao,... Theo điều tra, hiện tượng mất cân bằng này tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và đã được phát hiện trên 40 tỉnh thành trong cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nói trên là tư tưởng "trọng nam khinh nữ", bất bình đẳng giới, chỉ mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. Do đó, nhiều gia đình có tư tưởng lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ đầu hoặc cố gắng để sinh được con trai. Hiện nay, ở lần sinh đầu tiên, chỉ cần có con trai là nhiều gia đình sẽ không sinh tiếp nữa khiến tỉ lệ mất cân bằng càng cao.

Xem thêm: Xe Đạp Đua, Xe Đạp Cuộc Chính Hãng Giá Xe Đạp Đua Chuyên Nghiệp Giá Rẻ

*
Nhiều gia đình vẫn thích sinh con trai hơn. (Ảnh minh họa: Việt Dũng)

Gần 72% phụ nữ Việt Nam tham gia lao động

Theo Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam, có gần 72% phụ nữ nước ta tham gia vào lực lượng lao động, chiếm tỉ lệ cao trênthế giới (con số trung bình trên thế giới là 49%).Tới năm 2019, nữ giới chiếm 45,6% lực lượng lao động tại Việt Nam nhưng họ phảilàm việc nhà 5 giờ mỗi ngày còn nam giới chỉ mất 3 giờ. Việc phụ nữlàm việc nhà nhiều hơn khiến thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động giảm bớt, ảnh hưởng tới sức khỏe từ đó cũng ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình cũng như sự phát triển kinh tế chung.

Vì những ảnh hưởng về xã hội nói trên, cần phải tìm các biện pháp chấm dứt tình trạng mất cân bằng giới tính thông qua truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cộng đồng, nhất là tư tưởng của nam giới. Đồng thời, tăng cường luật pháp cũng như triển khai các chính sách liên quan tới bình đẳng giới như quyền thừa kế, vợ chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ, bảo trợ xã hội cho người cao tuổiđể xóa bỏ tư tưởng có con trai chăm sóc khi về già là việc cần làm ngay.

*
Phụ nữ chiếm 45,5% lực lượng lao động tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: Việt Dũng)

Mất cân bằng giới tính ảnh hưởng lớn đến đời sống và xã hội. Bởi thế, cần thực hiện việc thay đổi nhận thức ngay từ bây giờ đểtránh tình trạng có hàng triệu nam thanh niên phải sống "cô độc" do không lấy được vợ trong tương lai.

NGA ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG PHỤ NỮ "Ế" CHỒNG

Trái ngược với Việt Nam và Trung Quốc, khi nam thanh niên phải đối mặt với nguy cơ không lấy được vợ thì ở Nga, tình trạng phụ nữ khó lấy chồng đã diễn ra.

Ở đất nước nổi tiếng với những cô gái xinh đẹp này, tình trạng mất cân bằng giới tính cũng đang diễn ra và còn có thể kéo dài trong thời gian tới.

Theo số liệu vào năm 2019, tại Nga, cứ 1.000 đàn ông thì có tới 1.154 phụ nữ. Bởi vậy, dù rất xinh đẹp nhưng phụ nữ Nga vẫn phải đối mặt với nguy cơ "ế" chồng cao.