Ăn Đường Có Tốt Không

ĂN NHIỀU ĐƯỜNG CÓ TÁC HẠI GÌ?

Đường hiện diện ở hầu hết các loại thực phẩmtừ những nguồn tự nhiên nhưmật onghoặc ở dạng tinh luyện nhưđường trắnghoặc ẩn nấp trong các loạinước sốt, nước chấm...

Bạn đang xem: Ăn đường có tốt không

Do đó tránh hoàn toàn đường là điều không thể. Vậyăn nhiều đường có tốt không1 ngày nên ăn bao nhiêu gam đường là đủ?

I. Ăn nhiều đường có tốt không?

1. Đườngcó mấy loại?

Đường có 2 loại là đường đơn giản và đường phức tạp.

- Đường đơn giản: là loại đường chúng ta vẫn ănhằng ngày như đường tinh luyện (sucrose), đường fructose trong trái cây,mật ong, vàđường lactose cótrong sữa.

- Đường phức tạp: có nhiều trong các loại tinh bột, ngũ cốc, vàtrong chất xơ...

Đường hiện diện ở hầu hết các loại thực phẩm.Chúng tathu nhận chúng ở dạng tinh khiết từ những nguồn tự nhiên như mật ong hoặc bằng cách tinh luyện nước ép của mía, củ cải đường hoặc bắp…

Tuy nhiên, cơ thể con người không có nhu cầu về đường đơn giản (đường tinh luyện)bởi cơ thể chúng ta có thể thu glucose cần thiết bằng cách phân giải các loại đườngphức tạp hơn có trong tinh bột hoặc trong chất xơ.

*

Đường có 2 loại là đường đơn và đường phức(Nguồn ảnh: ST)

2. Ăn nhiều đường có tác hại gì?

Đường làm cho chúng ta ăn nhiều hơnvà béo hơn

Đường là một dạng carbohydrate đơn giản nên được cơ thể tiêu hóa vàhấp thu rất nhanh.Vậy nên, ngày nay mặc dù có đầy ắp đồ ngọt trong tủ lạnh, chúng ta đều có thể ăn sạch chúng với một lượng lớn mà vẫn không thấy no.

Trong khi glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể thì hầu hết lượng fructose (có trong đồngọt, nước ngọt) chúng ta ăn vào sẽ được dẫn thẳng tới gan, tại đó nó chuyển hóa thành chất béo(triglyceride).

Chất béo này tồn tại trong gan, nơi nó có thể tích tụ và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Hoặc nó được giải phóng vào máu, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và đột qụy.

Hơn nữa, quá trình chuyển hóa fructose cũng tạo ra nhiều chất thải và độc tố, bao gồm acid uric. Acid uric có thể kết kinh và gây ra bệnh gout.Nó cũng làm cho các mạch máu kém đàn hồi, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

*

Đường làm chúng ta ăn nhiều và béo hơn(Nguồn ảnh: ST)

Đường gây nhiều căn bệnh mãn tính (tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch...)

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn và đồ uống được chuyển hóa thành glucose. Tuyến tụy sẽ phản ứng khi lượng đường trong máu gia tăng bằng cách tiết ra một loại hormone gọi là insulin.Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa mở cửa vào các tế bào.

Xem thêm: Kim Bum: Mỹ Nam 'Lão Hoá Ngược', Hẹn Hò Toàn Chị Đẹp Nổi Tiếng Nhưng Hơn 10 Năm Không Thể Vươn Tầm Sao Hạng A

Nếu chúng ta tiếp tục ăn thức ăn có đường, cơ thể sẽ cố gắng hết sức để theo kịp bằng cách sản xuất ngày càng nhiều insulin.Cuối cùng, tuyến tụy bị bào mòn và ngừng sản xuất insulin, hoặc các tế bào bị tê liệt do insulin và chúngtrở nên kháng insulin. Kết quảlàlượng đường trong máu độc hại gia tăng.

Mặc dù,fructose được chuyển hóa ở gan nên không trực tiếp làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Tuy nhiên, nó làm tăng các acid béo tuần hoàn và các chất béo dư thừa này cản trở quá trình loại bỏ glucose ra khỏi máu của insulin nên kết quả cuối cùng là gia tăng lượng đường trong máu gây ra nhiều bệnh mãn tính.

*

Uống nhiều nước có ga sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường(Nguồn ảnh: ST)

Đường ảnh hưởng đến não

Ngoài việcgây ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng (tăng cân, béo phì...), tiêu thụ nhiều đường cũng gâyảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần: lo lắng, trầm cảm, hiếu chiến, tăng động, suy nghĩ kém, trí nhớ và tập trung kém…

Nguyên nhân là dokích thước vòng bụng và cấu trúc bộ não có tương quan với nhau. Khi tỷ lệ vòng eo(hông)của một người càng lớn, vùng hippocampus – trung tâm bộ nhớ của bộ não – càng nhỏ.

*

Ăn nhiều đường có thể gây lo âu, trầm cảm (Nguồn ảnh: ST)

Đường gây nghiện

Đường kích thích các thụ thể vị giác trên lưỡi của bạn, gửi tín hiệu đến vỏ não trong não bộ, kích hoạt sự giải phóng dopamine, khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ – ra hiệu chúng ta hãy ăn thêm đồ ngọt.

Và khi chúng ta ăn thực phẩm có đường từ ngày này qua ngày khác, càng ngày càng ít dopamine được giải phóng và chúng ta cần ăn nhiều hơn thực phẩm có đường để có lại cảm giác ấm áp mờ nhạtđó.Đây là cách đường gây nghiện, càng ăn đường (đồ ngọt)bạn càng thèm!

*

Ăn nhiều đường sẽ bị nghiện, càng ăn càng thèm (Nguồn ảnh: ST)

II. Một ngày nên ăn bao nhiêu gam đường?

Chúng ta có thể nạp đủ lượng glucose cần thiết hằng ngày với một chế độ ăn uống cân bằng.Chỉ cần được nạp vào cơ thể, tất cả thực phẩm tự nhiên đều trở thành nguồn cung cấp glucose.

Tuy nhiên,nếu không chú ý đến thực phẩm nạp vào, chúng ta có thể đã nạp quá nhiều đường cho phép trong mộtngày. Vìcơ thể chúng ta không có nhu cầu sinh lý đối với đường, dù là đường nguyên chất hay trong bất kỳ thực phẩm, đồ uống nào.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường khuyến nghị trong một ngày cho mỗi người lớn khoảng 25g (1 muỗng cà phê đường nặng 4,2g), tức 6 muỗng cà phê đường/ngày (ít hơn lượng đường có trong một thanh chocolate 50g hoặc một lon đồ uống có ga).

Lưu ý: mức quy định này bao gồmđường có trong mật ong, siro, nước ép trái cây và trái cây cô đặc. Nó không bao gồm đường trong trái cây tươi, rau và sữa.