TRẺ SƠ SINH NỔI GÂN XANH TRÊN ĐẦU

Trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng là do lớp da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng và vô tình khiến cho chúng ta có thể nhìn thấy những tĩnh mạch này.

Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh nổi gân xanh trên đầu

Trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng có nguy hiểm không?

Gân xanh chúng ra nhìn thấy nằm dưới lớp da thực chất chính là tĩnh mạch. Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Tĩnh mạch có vai trò mang máu đã sử dụng về tim và đến các cơ quan lọc máu như gan, thận.

Và nhiều bậc phụ huynh nhận thấy trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng và lo lắng tột cùng, không biết con yêu có đang gặp vấn đề nào về sức khoẻ hay không.


*

Có thể nói, hiện tượng trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng là khá bình thường. Nhìn chung, nguyên nhân là do lớp da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng và vô tình khiến cho chúng ta có thể nhìn thấy những tĩnh mạch này.

Nếu lo lắng và quan sát có thêm những hiện tượng khác thì ba mẹ hoàn toàn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ. Nhưng vị bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và cho mẹ biết trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng có phải là một dấu hiệu bệnh lý nào hay không.

Những vấn đề khác về trẻ sơ sinh ba mẹ thường hay lo lắng

Trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở mí mắt và thóp đầu

Trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở mí mắt trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng thì phụ huynh còn hay gặp ở vị trí mí mắt. Đây là tình trạng xuất hiện các mạch máu trên mí mắt khi con yêu nhắm mắt lại.


Ngoài ra, đôi khi ba mẹ cũng sẽ thấy trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở thóp đầu. Những gì ba mẹ đang thấy là hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn của bé. Bởi vì các thóp che phủ những khu vực của hộp sọ chưa hợp nhất với nhau, và chúng mềm, làm cho các tĩnh mạch và động mạch có thể nhìn thấy được.

Ngoài trẻ sơ sinh nổi gân xanh ở bụng thì tình trạng một chút máu trong tã ở bé gái ở tuần đầu tiên sau sanh có phải là bình thường? 

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ estrogen của mẹ tăng đột biến có thể kích thích tử cung của thai nhi là bé gái. Trong tuần đầu tiên sau sinh, không có gì lạ khi các bé gái có một “kỳ kinh be bé” với một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng.

Xem thêm: Bí Kíp Dịch Việt ( Phần 1), PhầN MềM DịCh TiếNg Anh & Từ đIểN

*

Để an toàn và tránh lo lắng không cần thiết, mẹ nên thông báo cho bác sĩ khi thấy hiện tượng này. Khi đó, đội ngũ y tế với kinh nghiệm và chuyên môn sẽ cho mẹ biết tình trạng này có nên lo lắng hay không.

Con đi tiêu với phân mềm sau mỗi cữ bú

Trẻ bú mẹ có thể đi ị sau mỗi lần bú vì sữa mẹ giúp trẻ tiêu hóa rất nhanh. Còn trẻ bú sữa công thức có thể ít đi tiêu hơn. Về vấn đề phân sệt, hầu hết các trường hợp phân mềm đơn giản là do chế độ ăn của con lúc này hoàn toàn là chất lỏng, tức là nguồn sữa mẹ hay sữa công thức.

Mặt bé có chút mụn lấm tấm

Vì nội tiết tố của mẹ vẫn lưu thông trong cơ thể, nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng có vài đốm mụn lấm tấm trên mặt. Chúng thường xuất hiện từ 2 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi. Hầu hết các trường hợp là vô hại và chỉ cần ba mẹ biết cách chăm sóc và làm sạch nhẹ nhàng làn da mặt của con.


Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng, màu tóc và tình trạng tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố như di truyền của gia đình. Vì thế, ba mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con mình sinh ra không được nhiều tóc hay quá nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.

Hay hắt xì hơi

Trẻ sơ sinh có một chiếc mũi khá nhỏ! Chỉ cần một chút chất nhầy nhỏ thôi cũng khiến chúng dễ hắt hơi.

Và bởi vì con chỉ vừa mới ra khỏi môi trường đầy nước trong tử cung của mẹ, nên trong mũi có thể còn bị tắc nghẽn một chút, và thế là có thể gây ra một vài lần hắt hơi.

Trừ khi cơn hắt hơi của trẻ có kèm theo chất nhầy màu vàng, đặc, cho thấy cảm lạnh, tất cả những lần hắt hơi chỉ là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển của trẻ.