Đường ray xe lửa đà lạt

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được xem là con đường huyền thoại của châu Á, nhưng chỉ sau một thời ngắn đã bị mai một, hoang phế.

Bạn đang xem: Đường ray xe lửa đà lạt


Con đường huyền thoại:

Được xây dựng từ năm 1902 - 1932, tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được xem là con đường huyền thoại của châu Á.

Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: Một của Việt Nam và một của Thụy Sĩ. Nhưng con đường của Việt Nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ.

*

Người Pháp và Thụy Sĩ cùng với các thợ Việt đã mất gần 30 năm mới hoàn thành được tuyến đường răng cưa độc đáo, một trong hai đường răng cưa ngoạn mục nhất trên thế giới.

Đường sắt “đặc chủng leo núi”

Đường sắt răng cưa (được thiết riêng cho đầu máy hơi nước răng cưa), với thiết kế có răng cưa giữa đường ray là loại đặc chủng dùng để leo núi, giúp kéo đoàn tàu lên những đoạn đồi, dốc độc nhất vô nhị ở Châu Á.

*

Để đoàn tàu có thể hoạt động, người ta phải đốt lò than với nhiệt độ hơn 300 độ C, tăng nhiệt để đun 12 m3nước, tạo ra sức kéo lên tới 700 tấn.

*

Các bánh răng cưa được thiết kế chuyên dụng cho việc leo núi

*

Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo lên dốc và xuống dốc

Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo lên dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa này có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng.

Xem thêm: Công Nghệ Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt Trong Ít Phút, Hệ Thống Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt

Giấy phút huy hoàng chỉ trong chốc lát

Sau khi Mỹ chiếm đóng, tuyến đường này chủ yếu được phục vụ cho mục đích chiến tranh nên đã bị đoàn giải phóngquân phá ngang và bị ngưng hoạt động vào năm 1968. Đến năm 1975, sau khi được khôi phục, tàu đã kéo còi trở lại vào dịp sinh nhật Bác Hồ (5/1975). Nhưng chỉ chạy được chưa tới 30 chuyếnthìđoàn tàu chính thức ngưng chạy. Sau đóbị tháo dỡ, đa phần dùng để đại tu cho tuyến đường Bắc - Nam (đường sắt Thống Nhất), nhưng vì đoạn đường sử dụng đầu máy thông thường, không khớp với các bánh răng cưa (được thiết riêng cho đầu máy hơi nước răng cưa) thì bị đem đi … bán phế liệu.

*

Đoạn đường sử dụng đầu máy thông thường, không khớp với các bánh răng cưa thì sau đó đã bị đem đi … bán phế liệu.

*

Tuyến đường có đi ngang cầu Dran, Đơn DươngNhưng chỉ một thời gian sau cũng bị dỡ bỏ, bán phế liệu

*

Vua Bảo Đạivà Toàn Quyền Pháp Rene Robin khánh thành tuyến xe lửa

Tất cả chỉ còn là hoài cổ?

Ngày nay ở Việt Nam đâu còn thấy hình ảnh đoàn tàu ì ạch “thở” phì phò leo núi! Còn đâu ngắm cảnh con tàu nhả làn khói than đá hay gỗ thông băng qua cánh rừng thông trong làn khói phản phất mùi nhựa thông, mùi than đá!

*

Các đầu kéo hơi nước, toa xe, cơ phận rời và thiết bị mà trọng lượng tổng cộng là 250 tấn rời khỏi Việt Nam.

Có ai còn nhớ tiếng va chạm kim khí răng của bánh răng đầu máy với răng của đường ray mà tưởng tượng cảnh con tàu ghì sát, ôm chặt vào đường sắt để leo lên hay tuột xuống núi vùng mù sương Langbiang Đalat? Có ai còn nhớ tiếng còi “hít”chói tai đặc trưng của tàu chạy bằng hơi nước xưa kia…?

Những thứ đó phải vượt hành trình nửa vòng trái đất để đến xứ Thụy Sĩ mà nghe, mà thấy, những đầu kéo của ta đang hoạt động trên “đất khách, quê người”.

Thực tại

Vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20, các kỹ sư người Thụy Sĩ đã sang Việt Nam để tìm kiếm những đầu máy cổ nguyên gốc của họ. Họ mua lại tất cả 7 đầu kéo mà Việt Nam xử dụng tới năm 1967, cùng với 2 bộ sườn xe và một số thiết bị, toa chở hàng ... đem về Thụy Sĩ vớichiến dịch mang tên “Back to Switzerland”.

*

Những đầu máy đã được tập kết về Thụy Sĩ và được tu sửa lại

*

Và đưa vào sử dụng từ năm 1993

*

Đầu máy chạy bằng hơi nước còn lại duy nhất của thế giới chuẩn bịvượt đèo Furka,Thụy Sĩ

*

Còn ở Việt Nam, đầu máy nằm trơ trọi,miễn cưỡng trở thành vật phẩmtrưng bày tại ga Đà Lạt

Những đầu máy đó khi được chuyển về Thụy Sĩ thì như được tái sinh một lần nữa. Cụ thể là 3 trong số 7 đầu kéo được đưa vào sử dụng từ năm 1993, các đầu kéo và các thiết bị còn lại được tân trang như mới và được đưa ra trưng bày tại buổi triển lãm “Tuyến đường sắt miền núi Furka” tại Bảo tàng Vận tải ở Lucerne, Thụy Sĩ.